Xuất bản thông tin

null Tình hình xuất khẩu cá tra sang thị trường trung quốc trong những tháng cuối năm 2020

Chi tiết bài viết Tin tức

Tình hình xuất khẩu cá tra sang thị trường trung quốc trong những tháng cuối năm 2020

Mặc dù giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc – Hồng Kông vẫn còn giảm. Nếu tính từ đầu năm đến thời điểm giữa tháng 10/2020, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt gần 386 triệu USD, giảm gần 21% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tỷ trọng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này vẫn cao nhất so với các thị trường khác còn lại (34,4%). Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, năm nay lại có đông đảo nhất số doanh nghiệp cá tra tham gia vào thị trường này, lên đến 130 doanh nghiệp. Trong đó, có 3 doanh nghiệp dẫn đầu xuất khẩu cá tra sang thị trường này là Công ty Cổ phần Thủy sản Trường Giang (TG FISHERY); Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia I.D.I (IDI CORP) và Công ty Cổ phần Gò Đàng (GODACO).

            Theo đánh giá của VASEP, nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do thị trường nhập khẩu cá tra của Trung Quốc mang tính đa dạng. Thị trường này ngoài việc nhập cá tra phile đông lạnh, còn nhập cả bao tử cá tra đông lạnh, bong bóng cá tra (chiên, khô và sấy), cá tra nguyên con xẻ bướm đông lạnh, bụng cá tra đông lạnh, cá tra phile cắt khúc hoặc cắt miếng còn da, cá tra cắt portion đông lạnh, cá tra phile tẩm cá tra tẩm gia vị đông lạnh, cá tra nguyên con bỏ nội tạng đông lạnh…Bên cạnh với những dấu hiệu tăng trưởng nhập khẩu cá tra của Việt Nam từ các thị trường khác, nhập khẩu cá tra từ thị trường Trung Quốc đã góp phần làm đẩy giá cả cá tra nguyên liệu ở đồng bằng sông Cửu Long gia tăng trở lại, sau một thời gian dài giá cả bị giảm sâu. Tính tại thời điểm giữa tháng 10/2020, giá cả cá tra nguyên liệu đã tăng lên từ 22-23 nghìn đồng/kg. Một nguyên nhân khác làm tăng lượng nhập khẩu cá tra của Việt Nam từ thị trường này là do diện tích nuôi cá tra ở Trung Quốc bị sụt giảm, và do vậy làm cho sản lượng cá tra giảm từ 32 nghìn tấn xuống còn 18 nghìn tấn trong năm 2020 (theo đánh giá của Tập đoàn Evergreen). Ngoài ra, mặc dù do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vừa qua đã làm cho cá rô phi xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường Mỹ bị áp mức thuế khá cao, do vậy đã làm hạn chế sản lượng xuất khẩu cá rô phi sang thị trường này. Đồng thời đã có sự chuyển dịch nhanh cơ cấu vật nuôi từ cá rô phi sang nuôi cá tra trên những cánh đồng thủy sản lớn tại Trung Quốc. Tuy nhiên, do chất lượng cá tra nuôi ở Trung Quốc không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước (thịt cá có màu vàng). Cộng với việc cá bột khó sinh trưởng trong môi trường với nhiệt độ lạnh. Tất cả những lý do trên đã dẫn đến một lợi thế cạnh tranh cho con cá tra của Việt Nam trên thị trường này.

            Như phân tích ở trên cho thấy những dấu hiệu khả quan về bối cảnh xuất khẩu cá tra sang thị trường lớn nhất của ta hiện nay – thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, theo tôi việc xuất khẩu cá tra sang thị trường này vẫn còn phải đối mặt với một thách thức lớn là xu hướng hợp nhất các công ty của Trung Quốc do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và do chính sách hạn chế nhập khẩu của Trung Quốc bằng những rào cản phi thuế quan. Do hiện nay các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc đang được Chính phủ khuyến khích mua lại hoặc đầu tư vào các công ty tư nhân (các doanh nghiệp nhỏ và vừa) không còn đủ lực để cạnh tranh với các công ty lớn trong bối cảnh ảnh hưởng sâu sắc của đại dịch Covid-19. Những công ty nhà nước này thường có được những đặc quyền nhận được các khoản vay không lãi suất và không bị trừng phạt. Chính vì thế các công ty đầu ngành tăng thêm được thị phần, mở rộng thêm nguồn lực, và do vậy làm cho thị trường trở nên kém hoàn hảo hơn. Điều này sẽ khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra trên thế giới (có tham gia vào thị trường này) nói chung và của Việt Nam nói riêng sẽ bị giảm đi quyền lực thị trường đối với những công ty nhà nước của Trung Quốc có tham gia nhập khẩu cá tra của Việt Nam (do thị trường lúc này có số lượng người mua bị co hẹp lại). Hậu quả của tình trạng này sẽ có khả năng làm cho giá cả xuất khẩu sẽ bị giảm xuống trên thị trường Trung Quốc và có thể sẽ làm cản trở xuất khẩu cá tra của ta sang thị trường này do những rào cản phi thuế quan từ phía Trung Quốc.

            Để thích ứng với thách thức như vừa nêu, vấn đề cắt giảm chi phí trở nên rất quan trọng trong hầu hết các khâu trong chuỗi giá trị cá tra. Cụ thể, người/ trang trại/doanh nghiệp nuôi cá tra cần tăng cường ứng dụng các công nghệ mới trong khâu nuôi để tiết kiệm chi phí thức ăn, con giống. Giống vậy, trong khâu sơ chế và chế biến cũng cần ứng dụng những công nghệ mới, tiên tiến để cắt giảm chi phí chế biến. Đồng thời cũng phải nghĩ đến việc ứng dụng công nghệ để tạo ra nhiều nhất có thể những sản phẩm giá trị gia tăng từ những sản phẩm chính và phụ phẩm của cá tra. Ngoài ra, cũng cần nghĩ đến việc ứng dụng công nghệ để tận dụng những phế phẩm từ chế biến để sản xuất những sản phẩm hữu cơ phục vụ lại cho ngành nông nghiệp (sản phẩm phân hữu cơ được sản xuất từ nước thải trong quá trình chế biến và làm sạch cá tra phile)./.

                        Phó GS,TS. Nguyễn Phú Son_Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ