Xuất bản thông tin

null Nông nghiệp Đồng Tháp đang tăng tốc về đích

Chi tiết bài viết Tin tức

Nông nghiệp Đồng Tháp đang tăng tốc về đích

ác tháng cuối năm 2020, tình hình dịch bệnh đã có diễn biến khả quan hơn, cùng với sự hỗ trợ hiệu quả của hàng loạt các FTA nên sản xuất và xuất khẩu nông sản của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Doanh nghiệp và nông dân đang chạy nước rút về đích. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn ngành ước đạt 43.939 tỷ đồng (tăng 1.854 tỷ đồng so với năm 2019), ước giá trị tăng thêm đạt 19.089 tỷ đồng (tăng 2,12% so với năm 2019).

Description: E:\Cong thong tin dien tu So\Dang tin bai\NAM 2021\QUI 1-2020\BAN TIN THI TRUONG\KY 7 THANG 11\Ky7-T11-Bantinthitruong\6.Ky7-T11-Nông nghiệp Đồng Tháp đang trên đường về đích-MinhTri\hinh.JPG

(Ảnh minh họa)

Sản xuất lúa gạo được mùa, được giá, đạt hiệu quả tốt với tổng diện tích trồng lúa đạt 511.394 ha/510.008 ha (bằng 100,27% so với kế hoạch và giảm 2% so với cùng kỳ, tương đương giảm 10.210 ha), năng suất đạt 6,54 tấn/ha (tăng 0,11 tấn/ha so với cùng kỳ) và sản lượng ước đạt 3,34 triệu tấn. Lợi nhuận trồng lúa cao hơn so cùng kỳ năm với trước từ 2 – 4 triệu đồng/ha, trong đó Vụ Đông xuân đạt cao nhất với 23 triệu đồng/ha/vụ, do giá thành sản xuất giảm 233 đồng/kg và giá bán tăng từ 200-300đ/k; Vụ Hè Thu lợi nhuận bình quân đạt trên 20 triệu đồng/ha; Vụ Thu Đông xuống giống 122.821,4 ha/120.008 ha, đạt 102,3% kế hoạch. Lúa đang phát triển tốt, thu hoạch được 93.432 ha, năng suất bình quân 58,6 tạ/ha. Lợi nhuận ước đạt từ 15 – 20 triệu đồng/ha.

Diện tích trồng cây ăn trái đạt 32.973 ha (vượt 11,4% so với kế hoạch và tăng 972 ha so với năm 2019), ước sản lượng cây ăn trái cả năm đạt 377.871 tấn (bằng 99,5% so với năm 2019 và bằng 92% so với kế hoạch). Giá trị sản xuất 4.115 tỷ đồng (tăng 2,9%, tương ứng tăng 119 tỷ đồng so với cùng kỳ). Trong đó, ngành hàng xoài, tiếp tục ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, áp dụng các tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt gắn với truy xuất nguồn gốc, đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp, công ty mở rộng thị trường xuất khẩu xoài. Tính đến nay, có 110 mã vùng với diện tích 5.513,8 ha đối với thị trường Trung Quốc và 23 mã vùng với diện tích 476,248 ha đối với các thị trường khó tính như Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Đài Loan và EU; có 843,76 ha cây ăn trái đạt chứng nhận VietGAP và 32,72 ha được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất an toàn. Trong năm, đã xảy ra vụ việc 02 mã số vùng trồng xoài và 01 nhà đóng gói đã bị loại khỏi danh sách mã vùng trồng được phép xuất khẩu sang Trung Quốc, ngành Nông nghiệp đã phối hợp với các cơ quan quan chức năng ở địa phương xác định nguyên nhân và kiến nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn, cấp và quản lý mã số vùng trồng và nhà đóng gói xuất khẩu nhằm tăng cường quản lý chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương.

Ngành chăn nuôi và thủy sản đã gặp nhiều khó khăn về dịch bệnh và thị trường, nhưng trong vài tháng cuối năm đã có dấu hiệu phục hồi. Tổng đàn gia súc gia cầm đạt xấp xỉ so năm 2019, đàn trâu 4.550 con, đàn bò 56.800 con, đàn gia cầm 9,8 triệu con, riêng đàn heo 315.600 con (bằng 75% so với năm 2019). Ước đến cuối năm cả đạt 1.956 tỷ đồng (giảm 12,4%, tương ứng 279 tỷ so với cùng kỳ). Sản xuất thủy sản khá ổn định, mặc dù hiệu quả sản xuất thấp hơn so cùng kỳ. Đặc biệt, các tháng cuối năm giá cá tra đã tăng từ 2 – 3 nghìn đồng/kg, nông dân bắt đầu hòa vốn và lời chút ít, nên sản xuất đã có dấu hiệu phục hồi. Tính đến nay, diện tích nuôi là  6.105 ha đạt  74,5 % so với kế hoạch, sản lượng thủy sản thu hoạch là 448.253 tấn. Ước cả năm, diện tích nuôi thủy sản đạt 6.673 ha (đạt xấp xỉ so với năm 2019), tổng sản lượng thủy sản nuôi đạt 590.264 tấn (tăng 4,3% so với cùng kỳ) và ước giá trị sản xuất ngành thủy sản cả năm đạt 12.127 tỷ đồng (tăng 3,9% so với cùng kỳ, tương đương 456 tỷ đồng).

Có thể thấy, sản xuất nông nghiệp một năm đầy sóng gió, nhưng với sự nổ lực của toàn ngành, các doanh nghiệp và nông dân, cùng với những tín hiệu tích cực trong các tháng cuối năm, ngành nông nghiệp sẽ đạt được đích đến trong thời gian tới./.

Đỗ Minh Tri - VPĐP