Xuất bản thông tin

null Thông tin giá cả thị trường rau quả

Chi tiết bài viết Tin tức

Thông tin giá cả thị trường rau quả

1. Tình hình giá cả thị trường 15 ngày đầu tháng 9/2020

      Giá trong nước

      Giá nhiều loại trái cây tăng cao do nhu cầu tăng trong khi nguồn cung giảm, cụ thể:

      - Giá nhãn nghịch mùa và cuối mùa tại tỉnh Đồng Tháp tăng từ 8.000 – 10.000 đồng đồng/kg so với tháng thời điểm tháng 7/2020 và tháng 9/2020, lên mức 30.000 – 32.000 đồng/kg đối với nhãn xuống cơm vàng; mức 15.000 – 20.000 đồng/kg đối với nhãn tiêu da bò.

      - Giá chuối xiêm, mít Thái tăng cao. Tại tỉnh Kiên Giang, giá chuối xiêm tăng lên mức 9.000 – 10.000 đồng/nải; giá mít Thái tại tỉnh Hậu Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ ở mức 70.000 đồng/kg. Cụ thể: giá mít Thái loại 1, có trọng lượng từ 8 kg/trái trở lên được thương lái mua tại vườn là 65.000 – 68.000 đồng/kg. Giá mít Thái loại 2, dưới 8 kg/trái có giá từ 50.000 – 55.000 đồng/kg, tăng bình quân hơn 25.000 đồng/kg.

Description: E:\Cong thong tin dien tu So\Dang tin bai\QUI 4-2020\13. Thong tin thi truong\Ky 6-T10\7. Thông tin giá cả thị trường rau quả\HINH.JPG

      Giá xuất khẩu

      Thanh long: Giá xuất khẩu bình quân thanh long các loại đạt mức 605,9 USD/tấn, giảm 3,0% so với 15 ngày cuối tháng 8/2020. Cộng dồn từ đầu năm đến hết ngày 15/9/2020, giá xuất khẩu bình quân thanh long các loại đạt 639,6 USD/tấn, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2019.

      Chuối: Giá xuất khẩu bình quân chuối các loại đạt 309,2 USD/tấn, giảm 6,4% so với 15 ngày cuối tháng 8/2020. Cộng dồn từ đầu năm đến hết ngày 15/9/2020, giá xuất khẩu bình quân chuối các loại đạt 362,7 USD/tấn, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2019.

      Xoài: Giá xuất khẩu bình quân xoài các loại đạt 1.306,8 USD/tấn, giảm 26,4% so với 15 ngày cuối tháng 8/2020. Cộng dồn từ đầu năm đến hết ngày 15/9/2020, giá xuất khẩu bình quân xoài các loại đạt 528,6 USD/tấn, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2019.

      Mít: Giá xuất khẩu bình quân mít các loại đạt 564,2 USD/tấn, giảm 7,5% so với 15 ngày cuối tháng 8/2020. Cộng dồn từ đầu năm đến hết ngày 15/9/2020, giá xuất khẩu bình quân mít các loại đạt 452,4 USD/tấn, giảm 2,7% so với cùng kỳ năm 2019.

      Nhãn: Giá xuất khẩu bình quân nhãn các loại đạt 569,7 USD/tấn, tăng 46,7% so với 15 ngày cuối tháng 8/2020. Cộng dồn từ đầu năm đến hết ngày 15/9/2020, giá xuất khẩu bình quân nhãn các loại đạt 627,9 USD/tấn, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2019.

      2. Nhận định và dự báo trong thời gian tới

      Nửa đầu tháng 9/2020, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam giảm mạnh do dịch Covid-19 tái bùng phát tại châu Âu, trong khi các nền kinh tế lớn như Mỹ vẫn còn diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc cũng giảm mạnh. Căn cứ vào diễn biến thực tế hiện nay, dự báo xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian tới. Đặc biệt, một số thị trường có xu giảm giảm nhập khẩu trái thanh long từ Việt Nam và nhiều khả năng Thái Lan sẽ giảm nhập khẩu loại trái này trong thời gian tới. Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm (FDA) Thái Lan đã ban hành các quy định điều chỉnh việc giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với nhập khẩu nông sản tươi có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Theo đó, thực phẩm tươi nhập khẩu vào Thái Lan sẽ được phân loại thành ba nhóm dựa trên mức độ rủi ro, cụ thể là nhóm rủi ro rất cao, nhóm rủi ro cao và nhóm rủi ro thấp.  Nhóm rủi ro rất cao được hiểu là những bên không tuân thủ các quy định của Thái Lan liên quan đến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Gần 30 mặt hàng bao gồm cam, thanh long, lê, vải, táo, nho, quýt và chà là tươi từ 182 công ty của Trung Quốc nằm trong danh sách này.

      Đối với hàng nông sản Việt Nam, sau khi Thái Lan ban hành tiêu chuẩn mới về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản nhập khẩu thì một vài đơn hàng xuất khẩu thanh long của nước ta sang Thái Lan đã bị trả lại. Nguyên nhân do vi phạm quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

      Theo số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế, nhập khẩu chuối của Trung Quốc giai đoạn 2015 – 2019 tăng trưởng bình quân 18,5%/năm, từ 1,07 triệu tấn năm 2015 lên mức cao kỷ lục 1,94 triệu tấn năm 2019.

Lượng chuối nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2015 – 7 tháng năm 2020

 (ĐVT: nghìn tấn)

Nguồn: Ủy ban Thương mại Quốc tế

      Cập nhật số liệu thống kê trong 7 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu chuối của Trung Quốc đạt 821,2 nghìn tấn, trị giá 439,3 triệu USD, giảm 31% về lượng và giảm 36,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nhập khẩu chuối của Trung Quốc từ Việt Nam giảm 4,3% về lượng và giảm 11,3% về trị giá, đạt 172,5 nghìn tấn, trị giá 70,94 triệu USD. Mặc dù vậy, thị phần chuối của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc vẫn tăng từ 15,2% trong 7 tháng đầu năm 2019 lên 21% trong 7 tháng đầu năm 2020.

      Để khắc phục tình trạng lô hàng xuất khẩu bị trả lại do vi phạm quy định về dư lượng thuốc thực vật bảo vệ, vi phạm mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, nông sản Việt Nam cần tự nâng cao chất lượng cây trồng và được quản lý một cách bài bản. Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đẩy mạnh quản lý nông sản bằng số hóa nhằm ngăn chặn tình trạng mạo danh, đảm bảo an toàn thực phẩm.

      Cục bảo vệ thực vật cũng đưa ra giải pháp số hóa mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói đến cửa khẩu để kiểm tra các mã số đó khi làm thủ tục thông quan. Đơn cử ví dụ như xoài, trên mã số phải thể hiện sản lượng bao nhiêu tấn, nếu xuất khẩu quá số lượng đó thì sẽ phát hiện và xử lý. Bên cạnh đó, Cục bảo vệ thực vật cũng đang phối hợp với tất cả các địa phương để tổ chức liên kết sản xuất, quản lý từ việc đưa vào vật tư đầu tư, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón.

                                                                                                               Phòng QLTM - Sở Công Thương

Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại