Xuất bản thông tin

null Đồng Tháp: Kiên trì với mục tiêu phát triển nông nghiệp

Chi tiết bài viết Tin tức

Đồng Tháp: Kiên trì với mục tiêu phát triển nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp Tỉnh, một năm đầy khó khăn vất vả nhưng vẫn kiên trì theo đuổi mục tiêu tăng trưởng, tiếp tục cung cấp nguyên liệu chất lượng cao cho công nghiệp chế biến, tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng, là động lực cho phát triển du lịch và tiếp tục hình thành các chuỗi liên kết ngành hàng nông sản. Ước giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt 44.070 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 2,29% so năm 2019; giá trị tăng thêm đạt 19.152 tỷ đồng, tăng 2,45% so năm 2019.

Description: E:\Cong thong tin dien tu So\Dang tin bai\NAM 2021\QUI 1-2020\BAN TIN THI TRUONG\KY 8 THANG 12\7.Ky8-T12-DongThap kien tri muc tieu tang truong-MinhTri\hinh.JPG

(Ảnh minh họa)

Ngành trồng trọt, tiếp tục dẫn đầu tăng trưởng với giá trị sản xuất tăng 799 tỷ đồng, tương ứng tăng 3%, vượt 4,78% chỉ tiêu kế hoạch. Tổng giá trị sản xuất trồng trọt 27.467 tỷ đồng và chiếm 62,32% giá trị sản xuất toàn ngành. Thu nhập bình quân trên đơn vị diện tích đất trồng trọt tăng 2 triệu đồng/ha so cùng kỳ (tương ứng tăng 1,36% và đạt 149 triệu đồng/ha). Trong đó: tổng diện tích sản xuất lúa đạt 514.207 ha, sản lượng 3,38 triệu tấn. Sản xuất lúa đã áp dụng đồng bộ các giải pháp giảm giá thành trong sản xuất, ứng dụng quy trình công nghệ mới (công nghệ thông minh) trong sản xuất và quản lý dịch bệnh, thực hiện xã lũ luân phiên trên các cánh đồng sản xuất 3 vụ đã góp phần tăng năng suất bình quân thêm 163 kg/ha, giá thành sản xuất giảm 203 đồng/kg và lợi nhuận bình quân tăng hơn 6 triệu đồng/ha so cùng kỳ; hoa màu cây công nghiệp ngắn ngày phát triển theo hướng chuyên canh và xen canh với tổng diện tích gieo trồng đạt 35.751 ha, tăng 3,28%. Lợi nhuận bình quân đạt 221 triệu đồng/ha/vụ, tỷ suất lợi nhuận bình quân/chi phí đầu tư đạt 290%;

Ngành hàng hoa kiểng đã kết nối giữa sản xuất và du lịch, là ngành hàng cho hiệu quả kinh tế cao (lợi nhuận bình quân đạt từ 500 – 700 triệu đồng/ha), giá trị sản xuất đạt 4.204 tỷ đồng (tăng 137 tỷ đồng, tương ứng tăng 3,37% so cùng kỳ và chiếm 15,30% giá trị ngành trồng trọt);

Ngành hàng Cây ăn trái đã ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất theo quy trình an toàn, thực hiện truy xuất nguồn gốc, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trái cây của tỉnh, được thị trường trong và ngoài nước đón nhận với tín hiệu tích cực. Lợi nhuận bình quân 956 triệu đồng/ha, tỷ suất lợi nhuận bình quân/ chi phí đầu tư đạt 42%.

Ngành chăn nuôi đã kiểm soát được dịch bệnh và sản xuất ổn định với tổng đàn trâu đạt 44.573 con, đàn gia cầm đạt 10,42 triệu con (xấp xỉ cùng kỳ); đàn bò 65.982 con, giảm 4%; đàn heo 379.012 con, giảm 9,9% so năm 2019. Lợi nhuận bình quân đối với sản phẩm chăn nuôi khoảng 6.736 đồng/kg, tỷ suất lợi nhuận bình quân/chi phí đầu tư đạt 10,41%.

Ngành thủy sản, mặc dù đã vượt qua những khó khăn do ảnh hưởng Covid 19, phục hồi sản xuất nhưng tăng trưởng chậm. Tổng sản lượng thuỷ sản nuôi đạt 584.256 tấn, tăng 2,57%; giá trị sản xuất toàn ngành đạt 11.969 tỷ đồng, tăng 2,55%, bằng 92,05% chỉ tiêu kế hoạch, chiếm 27,16% giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp. Trong đó, ngành hàng cá tra, sau thời gian dài người nuôi bán cá nguyên liệu dưới giá thành khoảng 3.334 đồng/kg, đến nay người nuôi đã có lợi nhuận khoảng 700 đồng/kg, giá trị sản xuất cá tra đạt 8.150 tỷ đồng (tăng 4,25%, tương ứng tăng 333 tỷ đồng so cùng kỳ). Ngành hàng cá tra hình thành chuỗi sản xuất ổn định gắn với doanh nghiệp chế biến, phát triển nhiều sản phẩm giá trị gia tăng.

Xây dựng nông thôn mới đã có 98/117được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 20 xã so năm 2019 và 4 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là TP. Sa Đéc, TP. Cao Lãnh, TP. Hồng Ngự và huyện Tháp Mười. Bộ mặt nông thôn đã được cải thiện. Phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp, nông thôn kết hợp du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và trải nghiệm, tạo ra những giá trị mới cho nông nghiệp, nông thôn. Đến nay đã có 11 điểm du lịch homestay, farmstay; 41 điểm tham quan trải nghiệm vườn trái cây đặc sản; 22 điểm tham quan cảnh quan sinh thái đồng quê, trải nghiệm nông nghiệp; 07 điểm tham quan trải nghiệm làng nghề thủ công truyền thống địa phương; 05 điểm khu vui chơi giải trí miệt vườn.

Có thể thấy, năm 2020, sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn của Tỉnh trong điều kiện hết sức khó khăn với biến đổi khí hậu toàn cầu làm nắng nóng kéo dài, mưa lũ bất thường; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi có nguy cơ tăng cao, giá cả thị trường không ổn định; tình hình dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp. Với sự nổ lực của toàn ngành, của nông dân và doanh nghiệp, ngành nông nghiệp đã bám sát được mục tiêu tăng trưởng, ổn định sản xuất và chuẩn bị tâm thế cho hành trình năm 2021, tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tập trung vào các giải pháp: đổi mới quan hệ sản xuất; chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng những ngành hàng có giá trị, có thị trường mang lại hiệu quả cao cho các sản phẩm nông nghiệp; đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, ứng dụng khoa học công nghệ; chuyên môn hóa nông dân, tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, đời sống của dân cư nông thôn; bảo vệ môi trường sinh thái và xây dựng nông thôn mới là miền quê an bình, đáng sống.

 Đỗ Minh Tri_Văn Phòng Điều phối NTM và TCCNN