Xuất bản thông tin

null Kết quả sản xuất lâm nghiệp tháng 7/2021 nhiệm vụ tháng 8/2021

Chi tiết bài viết Tin tức

Kết quả sản xuất lâm nghiệp tháng 7/2021 nhiệm vụ tháng 8/2021

Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) được các chủ rừng quan tâm thực hiện. Các Hạt Kiểm lâm thường xuyên kiểm tra công tác PCCCR tại các đơn vị quản lý rừng, đặc biệt tại các khu rừng có nguy cơ cháy cao. Đa số các đơn vị thực hiện tốt công tác PCCCR; phân công trực 24/24 giờ tại các trạm chốt, đài quan sát; chủ động mở cống xả nước vào rừng khi triều cường dâng nhằm tạo độ ẩm cho rừng, trang bị, vận hành và bảo dưỡng phương tiện, máy móc, thiết bị… phục vụ chữa cháy rừng; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát để ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, ứng phó kịp thời khi xảy ra cháy rừng.

I. Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển lâm nghiệp tháng 7 năm 2021

1. Bảo vệ rừng

Toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đều được giao quyền sử dụng cho các đơn vị, tổ chức và cá nhân quản lý, bảo vệ, sử dụng theo quy định; công tác quản lý, bảo vệ rừng được các chủ rừng quan tâm tổ chức thực hiện đạt hiệu quả. Các chủ rừng thường xuyên phối hợp với lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân sự tổ chức các lượt tuần tra, bảo vệ rừng nhằm ngăn chặn các hành vi xâm nhập vào rừng khai thác trái phép tài nguyên rừng. Trong tháng, đã tổ chức 189 lượt tuần tra, bảo vệ rừng với 715 lượt người tham gia.

Tình hình vi phạm: Đã xử phạt 12 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp. Phạt tiền 12 vụ, tổng tiền phạt là 9.000.000 đồng.

Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) được các chủ rừng quan tâm thực hiện. Các Hạt Kiểm lâm thường xuyên kiểm tra công tác PCCCR tại các đơn vị quản lý rừng, đặc biệt tại các khu rừng có nguy cơ cháy cao. Đa số các đơn vị thực hiện tốt công tác PCCCR; phân công trực 24/24 giờ tại các trạm chốt, đài quan sát; chủ động mở cống xả nước vào rừng khi triều cường dâng nhằm tạo độ ẩm cho rừng, trang bị, vận hành và bảo dưỡng phương tiện, máy móc, thiết bị… phục vụ chữa cháy rừng; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát để ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, ứng phó kịp thời khi xảy ra cháy rừng.

Tình hình cháy rừng: Trong tháng, không xảy ra cháy rừng.

2. Sử dụng và phát triển rừng

Rừng trên địa bàn tỉnh là rừng trồng thuần loài tràm, sản phẩm khai thác chính là cừ tràm, được sử dụng chủ yếu làm cừ, cọc trong xây dựng công trình dân dụng, gia cố đê bao, phòng chống sạt lở cho công trình hạ tầng, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

Trong tháng, diện tích rừng khai thác là 7,92 ha trên địa bàn xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười.

Ngoài ra, việc tận dụng diện tích dưới tán rừng để nuôi ong lấy mật, khai thác thủy sản… góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho cư dân làm nghề rừng.

3. Nhiệm vụ khác

- Quản lý lâm sản: Toàn tỉnh hiện có 155 cơ sở, hộ gia đình đăng ký nuôi động vật rừng, với 35 loài (trong đó: 19 loài quý, hiếm và 16 loài thông thường); và 421 cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ và sản phẩm mộc hoàn chỉnh.

- Tiếp nhận động vật rừng: Trong tháng, đã tiếp nhận 01 trường hợp người dân giao nộp động vật rừng với 112 cá thể Rùa các loại, gồm: 89 cá thể Rùa răng, 08 cá thể Rùa đất lớn, 10 cá thể Rùa ba gờ, 01 cá thể Rùa núi viền, 03 cá thể Rùa hộp lưng đen, 01 cá thể Ba ba Nam bộ. Thực hiện các thủ tục, chuyển giao cho Vườn quốc gia Tràm Chim chăm sóc và thả về môi trường tự nhiên theo quy định.

II. Nhiệm vụ trọng tâm tháng 8 năm 2021

Tiếp tục thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng; theo dõi, cập nhật diễn biến rừng.

Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm nhập vào rừng khai thác trái phép tài nguyên rừng, sử dụng lửa bất cẩn gây cháy rừng./.

Nguồn: 2014/BC-SNN

MV