Sisältöjulkaisija

null Sản xuất lúa thích nghi với biến đổi khí hậu

Chi tiết bài viết Tin tức

Sản xuất lúa thích nghi với biến đổi khí hậu

Trong suốt chặn đường 31 năm xuất khẩu gạo (1989-2020), nông dân trồng lúa Việt Nam đã làm nên kỳ tích với đất trồng lúa chỉ có 3,8 triệu ha, sản xuất 3 vụ để có được diện tích trồng lúa 7,5 triệu ha tạo ra sản lượng 45 triệu tấn lúa (tương đương 24 triệu tấn gạo). Lượng lúa trên đã nuôi được 98 triệu dân, xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo/năm, mang về 3,8 tỷ USD/năm. Dù đạt thành tích cao nhưng nhìn chung cuộc sống của người nông dân trồng lúa qua chặn đường 31 năm vẫn còn khó khăn, xuất khẩu gạo chỉ giúp họ tiêu thụ được lượng gạo dùng không hết chớ không giúp cải thiện đời sống kinh tế của họ.

            Xuất khẩu gạo năm 2019 đạt 6,366 triệu tấn, trị giá 2,805 tỷ USD. Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo tháng 9/2020 ước đạt 385.429 tấn với kim ngạch 195,804 triệu USD. Mặc dù so với tháng 8/2020 giảm 36,4% về lượng và 35,7% về giá trị, nhưng cộng dồn 9 tháng, xuất khẩu gạo đạt 4,99 triệu tấn, với kim ngạch 2,448 tỷ USD; so với cùng kỳ năm 2019 giảm 1,4% về lượng nhưng tăng 11,1% về kim ngạch. Điều này cho thấy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã có những cải thiện tích cực trên thị trường, nhất là kể từ khi nhiều doanh nghiệp có những hợp đồng xuất khẩu vào EU với giá cao. Riêng thị trường châu Âu, từ 1/9 đến 12/10/2020, đã xuất 3.206 tấn gạo trắng và gạo thơm, 224 tấn gạo lứt Nhật. Trong 9 tháng đã xuất khẩu được 746.900 tấn nếp, trong đó 525.600 tấn qua Trung Quốc. Lần đầu tiên giống gạo thơm ST25 xuất 200 tấn qua Mỹ với giá 900 USD/tấn.

Description: E:\Cong thong tin dien tu So\Dang tin bai\QUI 4-2020\13. Thong tin thi truong\Ky 6-T10\2. Sản xuất lúa thích nghi với biến đổi khí hậu\H1.JPG

Năm 2020 là năm giá lúa cũng như giá gạo trong nước và xuất khẩu ở mức cao từ  năm 2007 đến nay. Nguyên nhân do dịch COVID-19 bộc phát trên toàn cầu, lan rộng 114 nước nên người dân đổ xô mua gạo tích trữ phòng ngừa giản cách xã hội khiến giá gạo tăng cao.

Description: E:\Cong thong tin dien tu So\Dang tin bai\QUI 4-2020\13. Thong tin thi truong\Ky 6-T10\2. Sản xuất lúa thích nghi với biến đổi khí hậu\H2.JPG

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu trên, sản xuất lúa trong thời gian gần đây đối mặt với thách thức nghiêm trọng về thời tiết biến động bất thường. Do 02 năm liền lũ nhỏ nên hạn mặn lịch sử xâm nhập sâu và kéo dài ảnh hưởng lớn đến năng suất chất lượng nông sản.

1. Tác động biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa

Biến đổi thời tiết ngày càng khốc liệt ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành hàng trồng lúa nói riêng. Trận hạn mặn lịch sử năm 2019 đã ảnh hưởng 332.000 ha lúa Đông xuân (22%), 136.000 ha cây ăn quả (39,1%), 158.000 hộ thiếu nước sinh hoạt. Lúc đó Đồng Tháp phải tổ chức nhiều chuyến xe nghĩa tình mang nước ngọt về cứu nguy cho nông dân tỉnh Bến Tre và Tiền Giang.

Do năm 2020 lũ thấp, dự báo tình hình hạn mặn diễn ra năm 2021 tiếp tục khốc liệt, nước mặn xâm nhập ở cửa sông Vàm Cỏ 110-130 km, xâm nhập các cửa sông Tiền và sông Hậu 65-95 km. Mặn ảnh hưởng 39.000 ha lúa, 80.000 ha cây ăn trái và 95.600 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Theo tính toán của các cơ quan khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021 dự kiến có thể ảnh hưởng đến sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2020-2021và chủ yếu ở các tỉnh ven biển. Tổng diện tích gieo cấy lúa Đông Xuân 2020-2021 có nguy cơ bị ảnh hưởng chiếm khoảng 5,3% - 6,1% của vùng. Hạn mặn có thể làm ảnh hưởng khoảng 14% - 23% diện tích cây ăn quả toàn vùng. Dự kiến có khoảng 70.600 hộ bị ảnh hưởng thiếu nước sinh hoạt, tập trung ở các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Long An, Kiên Giang và Bạc Liêu.

Description: E:\Cong thong tin dien tu So\Dang tin bai\QUI 4-2020\13. Thong tin thi truong\Ky 6-T10\2. Sản xuất lúa thích nghi với biến đổi khí hậu\H3.JPG

Tỉnh Đồng Tháp do nằm ở vùng thượng nguồn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nên không bị ảnh hưởng bởi mặn, nước biển dâng do triều cường nhưng bị thiếu nước sản xuất, đất bị suy thoái do không còn phù sa và nhiệt độ cao.

Suy thoái đất trồng lúa

Các nước thượng nguồn sông Mekong đua nhau xây đập thủy điện không chỉ làm suy kiệt nguồn nước, nguồn thủy sản mà còn tác động rất lớn đến “địa tầng” đã kiến thiết nên ĐBSCL trong hàng ngàn năm qua. Đó chính là nguồn “dinh dưỡng” phù sa nằm lại ở các đập thủy điện, không thể về đến đồng bằng. Tình trạng sạt lở lan rộng, xu hướng sụt lún nghiêm trọng ở bán đảo Cà Mau là những hệ lụy trước mắt.

Chỉ tiêu về độ mặn ở ĐBSCL có xu hướng tăng, trong khi nguồn dinh dưỡng của đất trong lúa 1 vụ, 2 vụ, 3 vụ đều có xu thế giảm do bị rửa trôi trong quá trình rửa mặn. Cùng với sự tăng lên về diện tích đất mặn, đất trồng lúa nói chung của vùng ĐBSCL cũng có xu hướng mặn hơn.

Theo báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (SEA) của Ủy hội sông Mê Kông, trước đây, ĐBSCL có lượng phù sa 26 triệu tấn mỗi năm thì nay chỉ còn lại 7 triệu tấn, kèm theo đó là hiện tượng xói lở bờ sông. Những nguy cơ này khiến ĐBSCL thiệt hại lên đến 1 tỷ USD/năm và gây ra thảm họa về toàn vẹn đa dạng sinh thái.

Số liệu tập hợp từ năm 1975 và nghiên cứu của Viện Thổ nhưỡng nông hóa cho thấy, đến năm 2005, diện tích nhóm đất mặn đã tăng lên 177.000 ha. Đến tháng 4/2016, ĐBSCL đã có 193.000 ha đất trồng lúa bị ảnh hưởng bởi mặn.

Đồng Tháp trong suốt thời gian dài đắp đê ngăn lũ triệt để làm 3 vụ lúa, không có phù sa, tập quán xới đất cạn, hình thành tầng đế cày sát mặt đất làm đất nhanh chóng thoái hóa. Đông xuân năm nay nhiều huyện chủ trương bỏ lúa vụ 3 đón phù sa nhưng lũ kém không còn phù sa mà đón. 

Thiếu nước

Theo Khí Tượng Thủy Văn Nam Bộ, mực nước sông Tiền và sông Hậu ở mức thấp nhất so với trung bình nhiều năm, diển biến mực nước đến ngày 11/10/2020 như sau:

Trạm

Mực nước (cm)

So với cùng kỳ năm 2019 (cm)

So với trung bình nhiều năm (cm)

Tân Châu

191

<135

< 200

Hồng Ngự

186

<123

<190

Cao Lãnh

148

<33

<44

Trường Xuân

145

>17

<73

Dự báo đến ngày 20/10 do ảnh hưởng của hoàn lưu của các trận bão số 6 và số 7, lượng đổ về hạ nguồn sông Mekong tăng cộng với lượng mưa tại chổ nên dự kiến mực nước có tăng, tuy nhiên vẫn còn thấp hơn mức lũ cùng kỳ năm 2019. 

Trạm

Mực nước (cm)

So với cùng kỳ năm 2019 (cm)

Tân Châu

280

<83

Hồng Ngự

260

<99

Cao Lãnh

230

<15

Trường Xuân

190

<12

Lưu lượng nước sông Mekong vào mùa khô trước kia 5.000 m3/s, năm 2020 theo số liệu quan trắc của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam chỉ còn 2.144 m3/s. Sang năm 2011, do lũ thấp nên nguy cơ thiếu nước của vụ Đông xuân tới rất cao do đó cần có chiến lược phòng tránh để giảm thiểu thiệt hại.

Description: E:\Cong thong tin dien tu So\Dang tin bai\QUI 4-2020\13. Thong tin thi truong\Ky 6-T10\2. Sản xuất lúa thích nghi với biến đổi khí hậu\H4.JPG

Nhiệt độ cao

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhiệt độ có xu thế tăng cao, nhất là từ tháng 3 đến tháng 5. Cây lúa chỉ chịu nhiệt độ tối đa 35oC, vượt khỏi nhiệt độ này năng suất giảm 10% vào ban ngày và 20% vào ban đêm. Nhiệt độ cao cũng ảnh hưởng đến chất lượng gạo, làm tăng tỷ lệ bạc bụng, giảm mùi thơm và độ dẻo của gạo.

2. Các biện pháp canh tác thích nghi biến đổi khí hậu

Trước nguy cơ thiệt hại năng suất và chất lượng lúa, người nông dân cần có chiến lược thông minh để điều chỉnh kỹ thuật canh tác thích nghi với biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt.

Bố trí lại thời vụ canh tác

Trước hết cần tranh thủ xuống giống sớm vụ Đông xuân, kết thúc trong tháng 12 nhằm tránh thiếu nước cuối vụ Đông xuân lúc tháng 2-3 trở đi. Khi lúa trổ vào tháng 12 đến tháng 1 là lúc chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn, cho năng suất cao.

Vụ Hè thu nên bố trí lùi lại, xuống giống vào tháng 5, bắt đầu mùa mưa vừa tránh thiếu nước đầu vụ và tránh thiệt hại do nhiệt độ cao. Các nghiên cứu của trường Đại học Cần Thơ cho thấy xuống giống vào tháng 5 cho năng suất cao nhất do né được nhiệt độ cao lúc đầu vụ và mưa dầm cuối vụ.

Khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 5 ưu tiên bố trí những loại cây có nhu cầu nước tưới ít, chịu nhiệt độ cao như mè, bắp… Bình quân nhu cầu nước tưới của lúa là 10.000 m3/vụ, trong khi cây bắp, đậu nành chỉ có 3.000 m3/vụ, cây mè 600 m3/vụ.

Ứng dụng kỹ thuật tiết kiệm nước

Kỹ thuật tiết kiệm nước nằm trong chương trình 3 giảm 3 tăng của Bộ Nông nghiệp và PTNT phát động nhằm giảm giá thành sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa.

Trước kia nông dân có quan điểm duy trì ruộng lúa ngập suốt vụ. Sau đó đến kỹ thuật rút nước giữa vụ, hay còn gọi 3 khô 3 ướt, rút nước 3 lần: (1) rút nước lúc làm đất; (2) rút nước lúc lúa chuẩn bị chín.

Sau đó kỹ thuật rút nước giữa vụ được bổ sung thêm kỹ thuật tưới thấm nhằm tăng hiệu quả sử dụng phân bón: rút nước trước khi bón phân, để đất vừa nứt chân chim rồi mang phân ra bón, nước hòa ta phân xuống các vết nút, chống bay hơi đạm.

Description: E:\Cong thong tin dien tu So\Dang tin bai\QUI 4-2020\13. Thong tin thi truong\Ky 6-T10\2. Sản xuất lúa thích nghi với biến đổi khí hậu\H5.JPG

Kỹ thuật này rút nước 6 lần:

  • Rút nước lần 1: khi làm đất, trong đó bón phân trước khi trục lần cuối để chôn phân vào đất.
  • Rút nước lần 2: vào 7-10 ngày sau sạ (NSS), trước khi bón phân thút lần thứ nhất.
  • Rút nước lần 3: vào 15-18 NSS trước khi bón phân thúc lần 2.
  • Rút nước lần 4: vào 30-40 NSS trước khi bón phân đón đòng.
  • Rút nước lần 5: vào 50 NSS trước khi bón phân nuôi hạt.
  • Rút nước lần 6: vào 70 NSS, khi lúa chuẩn bị chín.

Tăng cường sử dụng phân hữu cơ và phân vi sinh để hạn chế suy thoái đất

Đất vùng ĐBSCL qua nửa thế kỷ thâm canh bằng phân hóa học kết hợp ngăn chặn phù sa làm 3 vụ lúa đã làm đất bị suy thoái về mặt lý tính và hóa tính. Cần tăng cường sử dụng phân hữu cơ kết hợp phân vi sinh trước khi quá muộn.

Ngoài 3 kỹ thuật cơ bản trên, còn các kỹ thuật bổ sung khác như sử dụng giống chống chịu hạn và nắng nóng, hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi nội đồng tránh thấp thoát nước, áp dụng kỹ thuật canh tác tưới thông minh theo nhu cầu nước của cây lúa. Dịch COVID-19 kéo dài, dù lượng gạo tiêu thụ trong tháng 9 có trầm lắng do các nước nhập khẩu đã thu gom tích trữ gạo đầy kho. Tuy nhiên, yếu tố thiên tai diện rộng xảy ra ở Trung Quốc, Philippines, Bangladesh và các nước châu Phi nên giá gạo kỳ vọng sẽ duy trì ở mức cao cho đến năm 2021.  

Ths. Nguyễn Phước Tuyên