Xuất bản thông tin

null Kế hoạch Cải cách hành chính của Sở nông nghiệp và PTNT năm 2022

Chi tiết bài viết CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Kế hoạch Cải cách hành chính của Sở nông nghiệp và PTNT năm 2022

Căn cứ Kế hoạch số 367/KH-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về cải cách hành chính năm 2022; Quyết định số 1389/QĐ-UBND-HC ngày 11/9/2021 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Tháp ban hành Kế hoạch Cải cách hành chính (CCHC) tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 -  2030.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch cải cách hành chính của đơn vị năm 2022 với các nhiệm vụ sau:

1. Công tác thông tin, tuyên truyền

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến công tác CCHC trong nội bộ đơn vị bằng nhiều hình thức thích hợp, để công chức, viên chức (CCVC) và người dân, doanh nghiệp nhận thức đúng, đồng thuận, chấp hành các nội dung, nhiệm vụ của công tác CCHC trên địa bàn tỉnh, của ngành nhất là công tác tuyên truyền đối với việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, cũng như giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.

- Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các bản tin bài viết trên chuyên mục CCHC của Tỉnh, của ngành. Các đơn vị thường xuyên  gửi bản tin, bài viết cập nhật nội dung thông tin hoạt động CCHC trên Trang Thông tin điện tử CCHC của Tỉnh, Trang Thông tin điện tử  của Sở.

2. Cải cách thể chế

- Kịp thời triển khai, phổ biến có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) để CCVC và Nhân dân biết, thực hiện đúng pháp luật.

- Triển khai thực hiện hiệu quả công tác thi hành pháp luật và theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật tại đơn vị; thường xuyên rà soát và kịp thời tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền hủy bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung VBQPPL cho phù hợp với thực tiễn và quy định của pháp luật mới ban hành, nhất là đối với các VBQPPL liên quan đến lĩnh vực tổ chức bộ máy, quản lý CCVC và các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, của ngành.

- Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tham mưu cho Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành các VBQPPL thuộc lĩnh vực của ngành quản lý đúng quy trình; thực hiện nghiêm túc việc đánh giá tác động chính sách và lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động, các đối tượng có liên quan.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra tình hình thi hành pháp luật.

3. Cải cách thủ tục hành chính

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác kiểm soát, rà soát thủ tục hành chính (TTHC) theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nh6an dân Tỉnh.

- Công bố kịp thời các TTHC thuộc thẩm quyền của ngành quản lý.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông gắn với ứng dụng công nghệ thông tin; thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả tại nhà qua dịch vụ bưu chính công ích; cung ứng dịch công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đối với các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành.

- Triển khai thực hiện tốt việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính theo nhiều kênh và hình thức thích hợp.

             4. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước

- Tiếp tục việc rà soát chức năng, nhiệm vụ gắn với sắp xếp, kiện toàn một số đơn vị theo hướng giảm đầu mối, giảm tối đa cấp trung gian, giảm cấp phó, giảm cơ cấu bên trong theo quy định.

- Đẩy mạnh thực hiện phân cấp quản lý Nhà nước theo ngành, lĩnh vực theo quy định của Trung ương, của Tỉnh.

5. Cải cách chế độ công vụ

- Xây dựng đội ngũ CCVC có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực, tận tụy phục vụ Nhân dân; nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của CCVC.

- Xác định cơ cấu CCVC; xây dựng vị trí việc làm theo tiêu chuẩn nghiệp vụ của CCVC theo hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, Tỉnh để làm cơ sở xác định biên chế, tuyển dụng và quy hoạch đào tạo, bố trí, sử dụng công chức, viên chức.

- Thực hiện đúng quy định về tuyển dụng công chức, viên chức gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, chọn người có đủ tiêu chuẩn, phẩm chất đạo đức, năng lực vào bộ máy Nhà nước.

- Rà soát, thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng CCVC gắn với yêu cầu vị trí việc làm và tình hình thực tế tại đơn vị. Thực hiện bảo đảm, có hiệu quả chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng CCVC thuộc thẩm quyền.

6. Cải cách tài chính công

- Thực hiện phân cấp tài chính và ngân sách, kinh phí phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị .

- Tiếp tục thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính tại các đơn vị trực thuộc Sở..

- Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

- Thực hiện dân chủ, công khai và minh bạch về tài chính công.

            7. Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số

- Trang Thông tin điện tử của Sở cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh hoàn thành việc tích hợp toàn bộ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 lên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền việc thực hiện TTHC mức độ 3, mức độ 4 cũng như việc tiếp nhận và trả kết quả TTHC qua đường bưu chính công ích; nâng cấp các tính năng về tra cứu kết quả giải quyết TTHC qua internet, điện thoại, tổng đài tin nhắn tự động.

- Triển khai các giải pháp trong xây dựng Chính quyền số theo chủ trương chung của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ, Ngành Trung ương và tình hình thực tế của Tỉnh.

8. Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC

- Ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch kiểm tra công tác CCHC năm 2022 của ngành.

- Ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ về CCHC của ngành.

- Định kỳ hằng quý hoặc đột xuất theo yêu cầu, công tác CCHC được đưa vào nội dung các kỳ họp của Sở để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện và đề ra giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện CCHC các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở.

Nguồn: 128/KH-SNN

Tuyết Loan