Xuất bản thông tin

null Năm 2021, Tái cơ cấu nông nghiệp Đồng Tháp vượt qua khó khăn, đạt nhiều kết quả nổi bậc

TÁI CƠ CẤU NN Tin tức

Năm 2021, Tái cơ cấu nông nghiệp Đồng Tháp vượt qua khó khăn, đạt nhiều kết quả nổi bậc

Năm 2021, trong bối cảnh nền kinh tế chịu tác động bởi dịch bệnh Covid-19 làm sản lượng xuất khẩu ngành hàng chủ lực giảm, nhiều chuỗi cung ứng hàng hoá bị đứt gãy (các nước hạn chế hoạt động giao thương, đóng của chợ đầu mối, giới hạn hoạt động chợ truyền thống phục vụ công tác chống dịch,…), thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn Tỉnh (hạn chế đi lại, không được tập trung đông người) gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, thu hoạch, vận chuyển nông sản và áp lực tăng giá nguyên vật liệu đầu vào (thức ăn chăn nuôi tăng 20-30%, phân bón tăng từ 50-100% so với đầu năm),... đã ảnh hưởng trực tiếp và sâu rộng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn của Tỉnh.

Năm 2021, trong bối cảnh nền kinh tế chịu tác động bởi dịch bệnh Covid-19 làm sản lượng xuất khẩu ngành hàng chủ lực giảm, nhiều chuỗi cung ứng hàng hoá bị đứt gãy (các nước hạn chế hoạt động giao thương, đóng của chợ đầu mối, giới hạn hoạt động chợ truyền thống phục vụ công tác chống dịch,…), thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn Tỉnh (hạn chế đi lại, không được tập trung đông người) gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, thu hoạch, vận chuyển nông sản và áp lực tăng giá nguyên vật liệu đầu vào (thức ăn chăn nuôi tăng 20-30%, phân bón tăng từ 50-100% so với đầu năm),... đã ảnh hưởng trực tiếp và sâu rộng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn của Tỉnh. Nhưng với nỗ lực của ngành nông nghiệp, sự đồng hành của các sở, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, thương lái và sự hưởng ứng của người sản xuất trong việc tổ chức kết nối tiêu thụ hết lượng nông sản thu hoạch trong thời gian thực hiện giản cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức khôi phục sản xuất trong và ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát đã góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm, thuỷ sản ước tăng 3,32% so thực hiện năm 2020.

Kiên trì với định hướng phát triển vùng sản xuất tập trung gắn liên kết chuỗi giá trị, chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang đối tượng cho thu nhập cao gắn nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển đồng bộ hạ tầng sản xuất gắn với ứng dụng công nghệ cao, giảm giá thành sản xuất,...

Tái cơ cấu nông nghiệp Đồng Tháp đạt nhiều kết quả nổi bậc

- Giá trị sản xuất (GTSX) toàn ngành nông nghiệp cả năm 2021 ước đạt 45.610 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), bằng 100% kế hoạch năm và tăng 1.501 tỷ đồng so cùng kỳ, tương đương giá trị tăng thêm đạt 19.845 tỷ đồng, tăng 3,32% so cùng kỳ, tuy nhiên, thấp hơn chỉ tiêu đề ra từ đầu năm là 19.917 tỷ đồng, tăng 3,7%.

- Sản xuất liên kết, hợp tác và sản xuất theo quy trình tốt có xu hướng tăng, cao hơn mục tiêu chung của vùng ĐBSCL với tỷ lệ năm 2021 đạt 21,1% (tăng 0,7% so cùng kỳ). Tỷ lệ giá trị sản phẩm Nông lâm thủy sản được sản xuất theo quy trình sản xuất tốt hoặc tương đương đạt 14% (giảm 2,1% so cùng kỳ).

- Dự kiến đến cuối năm 2021, có thêm ít nhất 05 xã đạt chuẩn NTM (đạt 100% chỉ tiêu); ít nhất 8 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (đạt 100% chỉ tiêu). Tính đến cuối tháng 12/2021, toàn Tỉnh đã có 97/115 xã được công nhận đạt chuẩn NTM (chiếm 84,34%); đối với huyện đạt chuẩn nông thôn mới có 03 đơn vị hoàn thành nhiệm vụ NTM (thành phố Sa Đéc, thành phố Cao Lãnh và thành phố Hồng Ngự), 02 huyện (Tháp Mười, Cao Lãnh) đạt chuẩn nông thôn mới.

- Tỷ lệ lao động nông nghiệp đạt 48,2% trong tổng lao động xã hội (tiếp tục giảm 1,1% so với cùng kỳ).

- Tỷ lệ giảm nghèo ước đạt 1,36%, giảm 0,50%/năm; Thu nhập bình quân hộ nghèo cuối năm 2021 dự kiến tăng 1,02 lần so với năm 2020; cuối năm 2020 là 1.432.017 đồng/người/tháng, năm 2021 dự kiến là 1.446.909 đồng/người/tháng.

Đối với 5 ngành hàng chủ lực:

- Ngành lúa gạo, ng dụng cơ giới hoá cơ bản đáp ứng yêu cầu hầu hết các khâu trước, trong và sau thu hoạch; tỷ lệ cơ giới hóa nông nghiệp của Tỉnh cũng từng bước được nâng lên. Với việc gần như 100% diện tích lúa tỉnh Đồng Tháp được thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp góp phần giảm tỷ lệ thất thoát, đảm bảo năng suất tối đa cho nông dân. Luỹ kế từ năm 2019 - 2021 đã có 45 sản phẩm gạo và chế biến từ gạo được công nhận đạt chuẩn OCOP.

- Ngành hàng xoài, cấp mã số vùng trồng xoài và cơ sở đóng gói chiếm 36% diện tích, kết nối liên kết tiêu thụ, đối với thị trường Trung Quốc cấp 62 mã vùng (diện tích 3.927,6 ha); đối với thị trường các nước phát triển cấp 45 mã vùng (diện tích 987,7 ha). Có thêm 04 sản phẩm xoài được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao. Luỹ kế đến nay, toàn tỉnh đã có 10 sản phẩm OCOP từ xoài (trong đó có 04 sản phẩm đạt 4 sao).

- Ngành hàng hoa kiểng, tiếp tục giữ vị trí là vùng chuyên canh hoa lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 3.092 ha gắn với phát triển du lịch đã thu hút đông đảo khách tham quan. Trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đã thực hiện thành công quy trình cấy mô hoàn chỉnh đối với các loại hoa như: Đồng tiền, Hoa chuông, Cúc, Dạ yến thảo; tiếp tục nghiên cứu và đã thành công quy trình nhân giống một số giống khác như Cúc lá nhám, dạ yến thảo kép, cây Nhân hoa, Lan ý và hoa Cúc,…

- Ngành hàng cá tra, đa số các hộ cá thể thực hiện nuôi liên kết với các doanh nghiệp sản xuất thức ăn, doanh nghiệp chế biến như Công ty CP Đầu tư và Phát triển đa quốc gia IDI, Công ty CP Vĩnh Hoàn, Công ty TNHH MTV CBTS Hoàng Long,… với diện tích khoảng 499 ha (chiếm 82%). Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 723,6 triệu USD, tăng 0,43% so với năm 2020, sản phẩm chế biến cá tra đã có mặt gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Mỹ là thị trường lớn nhất với 29,6%, đứng thứ 2 là Trung Quốc với 25,9%, EU chiếm 8,1%, còn lại là các thị trường khác. Cấp 375 mã số nhận diện với diện tích mặt nước nuôi cá tra thương phẩm trên 1.608 ha.

- Ngành hàng vịt, tỉnh vẫn duy trì 04 Tổ hợp tác chăn nuôi vịt (giảm 01 THT so với năm 2020 do hoạt động không hiệu quả), với 36 thành viên, tổng đàn 101 ngàn con, sản lượng trứng vịt đạt khoảng 70.000 trứng/ngày. Do chưa tạo lòng tin giữa doanh nghiệp và người dân; giữa những người dân tham gia sản xuất, vẫn còn một số hộ chăn nuôi không tuân thủ thỏa thuận đã ký kết, khi giá cả thay đổi, làm cho các mối liên kết này bị đứt gãy trong những năm gần đây.

Năm 2021, đã triển khai thực hiện 40 nhiệm vụ khoa học và công nghệ, trong đó có 21 nhiệm vụ góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp (gồm 16 nhiệm vụ cấp tỉnh và 05 nhiệm vụ cấp cơ sở). Nhiều dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến nông sản đang phát triển ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế; phát triển nhiều dòng sản phẩm mới phù hợp với xu thế của thị trường xuất phát từ nguồn nông sản địa phương được người tiêu dùng đón nhận, trong đó, ghi nhận nhiều dự án mới ứng dụng công nghệ trong sản xuất; hơn 100 sản phẩm khởi nghiệp từ lĩnh vực nông nghiệp, chế biến nông sản tham gia đánh giá, xếp hạng Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2021.

Luỹ kế đến nay toàn tỉnh có 182 hợp tác xã nông nghiệp (trong đó, có 27 HTXNN được thành lập từ 28 mô hình Hội quán), 931 tổ hợp tác nông nghiệp và 30 trang trại hoạt động theo quy định. Tính từ đầu năm đến nay đã thành lập mới 05 Hội quán, lũy kế toàn tỉnh có 115 Hội quán với 6.084 thành viên.

Ngoài ra, trong bối cảnh khó khăn của dịch Covid-19, vẫn duy trì tương tác với doanh nghiệp và nhà đầu tư, xúc tiến triển khai các nội dung Biên bản thỏa thuận hợp tác trong nông nghiệp với các Tập đoàn (Vina T&T, Novaland, Tập đoàn Quế Lâm,…). Giới thiệu tiềm năng đến các nhà đầu tư (Tập đoàn Sao Mai, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn Everland, Công ty Cổ phần Tập đoàn Masterise, Công ty CP Đầu tư và Phát triển khu công nghiệp Phát Đạt…), tổng lãnh sự quán các nước (Úc, Nhật Bản, Pháp,…) đến làm việc, tìm hiểu để cùng hợp tác trên các lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp của tỉnh…

Nguồn: Báo cáo số 270/BC-SNN.TCC

T. Vương