Xuất bản thông tin

null Giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp 6 tháng đầu năm 2021 tiếp tục tăng 2,76%

Thông tin thị trường Tin tức

Giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp 6 tháng đầu năm 2021 tiếp tục tăng 2,76%

Tác động của dịch bệnh Covid-19 và sự giãn cách xã hội đã ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển, tiêu thụ nông sản bị sụt giảm về sản lượng và giá bán ở các thị trường trong nước và xuất khẩu, nhưng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản 6 tháng đầu năm 2021 tiếp tục tăng 2,76 % so cùng kỳ. Tổng giá trị sản xuất toàn ngành đạt 20.521 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), ước giá trị tăng thêm đạt 9.009 tỷ đồng, tăng 2,73% so cùng kỳ. Trong đó, giá trị sản xuất trồng trọt và chăn nuôi đạt cao nhất 15.536 tỷ đồng, tăng 3,45%, tăng thấp nhất là thủy sản đạt 4.769 tỷ đồng, tăng 0,64%.

Description: E:\Cong thong tin dien tu So\Dang tin bai\NAM 2021\QUI 3-2021\BAN TIN THI TRUONG\Ky2-T7-Bantinthitruong2021\3. Giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp 6 tháng đầu năm 2021 tiếp tục tăng 2,76%\Capture.JPG

(Ảnh minh họa)

* Ngành trồng trọt

Tổng diện tích gieo trồng đến hết tháng 6 đạt 517.484 ha, tăng 3,06% so cùng kỳ (tương ứng 16.328 ha). Trong đó: diện tích gieo trồng lúa ước đạt 453.063 ha, đã thu hoạch là 286.063, năng suất bình quân ước đạt 69,36 tạ/ha, với sản lượng đạt 1,98 triệu tấn. Lợi nhuận trung bình dao động khoảng 28,0 – 29,5 triệu đồng/ha (tăng khoảng 8,5 – 9,7 triệu đồng/ha so cùng kỳ). Hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày xuống giống đạt 29.291 ha, tăng 631 ha, lợi nhuận dao động từ 18,5 - 302 triệu đồng/ha, tăng bình quân khoảng 64 triệu đồng/ha. Trên ngành hàng cây ăn trái, tổng diện tích trồng 35.130 ha, tăng 5,89%. Do giá bán các loại trái cây tại vườn giảm từ 1.000 – 11.000 đồng/kg so cùng kỳ nên lợi nhuận bình quân thấp hơn cùng kỳ, lợi nhuận bình quân khoảng 119,13 triệu đồng/ha.

Riêng khoai lang, do thị trường xuất khẩu gặp khó nên giá bán giảm sâu so cùng kỳ, giá bán dao động từ 2.000 – 3.000 đồng/kg, nông dân bị thua lỗ từ 2.000 – 3.500 đồng/kg. Đến nay, các ngành chức năng và địa phương đã hỗ trợ nông dân tiêu thụ trên 5.000 tấn, còn tồn khoảng 3.400 tấn, đang tiếp tục kết nối với các hệ thống tiêu thụ, giải quyết dứt điểm sản lượng tồn đọng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững ngành hàng này trong thời gian tới.

* Ngành chăn nuôi và thủy sản  

- Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm ổn định, dịch bệnh chỉ gây hại cục bộ và không lây lan thành dịch. Tổng đàn gia súc, gia cầm duy trì ở mức tương đương đến cao hơn cuối năm 2020, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 22.904 tấn (tăng 3,25% so cùng kỳ), sản lượng trứng gia cầm đạt 137,01 triệu quả (tăng 6,22% so cùng kỳ), tình hình tiêu thụ ổn định, lợi nhuận trung bình khoảng 1.321 – 13.800 đồng/kg sản phẩm thịt hơi.

- Ngành thủy sản, diện tích thả nuôi giảm 28,54%, đạt 3.800 ha. Tổng sản lượng thủy sản đạt 231.073 tấn. Trong đó, sản lượng cá tra đạt 197.438 tấn (giảm 0,58% so cùng kỳ), cá khác 27.657 tấn (tăng 4,65% so cùng kỳ) và tôm 552 tấn (tăng 3,18% so cùng kỳ).

* Thời gian tới, diễn biến tình hình dịch bệnh Covid - 19 còn rất phức tạp, tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh nông nghiệp. Hợp tác xã, Hội quán và nông dân cần:

- Chủ động lịch thời vụ sản xuất; thực hiện hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ theo hướng bền vững; phối hợp với chính quyền địa phương thường xuyên cập nhật sản lượng nông sản chưa tiêu thụ hoặc chuẩn bị vào vụ thu hoạch để có phương án tiêu thụ thích hợp, tránh ùng ứ, tồn đọng, thiệt hại cho sản xuất. Bên cạnh đó, cần theo dõi tình hình thời tiết, khí hậu, thủy văn, thường xuyên thăm đồng, chăn sóc chuồng trại và ao nuôi, không để xảy ra tình trạng dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi, thiệt hại sản xuất xuất. 

- Tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể thực hiện kết nối vào hệ thông thống siêu thị, bếp ăn tập thể và các kênh phân phối khác để tiêu thụ nông sản; tiếp tục kết nối với 12 điểm bán hàng tại 12 huyện, thành phố thuộc hệ thống tỉnh Đoàn và người được phân công phụ trách hỗ trợ tiêu thụ nông sản, nhất là ngành hàng khoai lang.

- Phối hợp và hỗ trợ các cơ quan chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện các yêu cầu khảo sát, kiểm soát tại vùng sản xuất đủ điều kiện xuất khẩu, nhất là thực hiện các quy trình, thủ tục cần thiết theo hướng dẫn của cục Bảo vệ thực vật để xuất khẩu nông sản chính ngạch sang Trung Quốc.

- Đẩy mạnh quảng bá, liên kết tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, hàng hóa nông sản có số lượng lớn, chất lượng an toàn thông qua các sàn giao dịch thương mại điện tử; hội nghị xúc tiến tiêu thụ nông sản, kịp thời phản ảnh và kiến nghị đến các cơ quan chức năng để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất và tiêu thụ nông sản./.

 Minh Tri – Sở NN&PTNT