Xuất bản thông tin

null Kết quả sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn tháng 6 và phương hướng thực hiện nhiệm vụ tháng 7 năm 2020

Chi tiết bài viết Báo cáo thống kê

Kết quả sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn tháng 6 và phương hướng thực hiện nhiệm vụ tháng 7 năm 2020

 

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN THÁNG 6

1. Về trồng trọt

1.1. Đối với cây lúa

Lũy kế diện tích xuống giống lúa Hè Thu là 189.542 ha (đạt 102,5% so với kế hoạch), tăng 4.569 ha so với tháng trước. Diện tích thu hoạch 75.404 ha, năng suất bình quân 6,18 tấn/ha.

Vụ Thu Đông: Xuống giống 24.534 ha/120.008 ha (đạt 20,44 % so với kế hoạch), tập trung chủ yếu 2 huyện Tháp Mười và Cao Lãnh trên diện tích thu hoạch lúa Hè Thu sớm, trong đó lúa đang giai đoạn mạ 24.178 ha, đẻ nhánh 356 ha.

Tình hình tiêu thụ lúa Hè Thu: So với tháng trước, giá lúa tăng đối với cả nhóm giống lúa thường và giống lúa chất lượng cao, giá nếp tăng.

1.2. Hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày

   Hoa màu cây công nghiệp ngắn ngày xuống giống được 27.636,8 ha (đạt 74,94% so với kế hoạch), trong đó vụ Đông Xuân đã thu hoạch dứt điểm là 12.054,5 ha, vụ Hè Thu xuống giống được 15.143,7 ha (tăng 1.310,2 ha so với tháng trước) bao gồm bắp, ớt và rau, dưa các loại. Vụ Thu Đông xuống giống được 438,6 ha. Giá bán hầu hết các mặt hàng hoa màu tăng so với tháng trước.

1.3. Cây ăn trái

Tổng diện tích trồng cây ăn trái là 32.639 ha. Giá bán có xu hướng tăng trên một số mặt hàng trái cây chủ lực do nguồn cung giảm và nhu cầu tiêu thụ tăng.

2. Về Chăn nuôi

Trong tháng phát hiện ổ dịch dịch tả heo Châu Phi tái phát (100 con heo) tại hộ ông Đoàn Văn Xấu ấp Mỹ Đông Bốn, xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh. Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi, Thú y Thủy sản cử cán bộ phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp, phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Cao Lãnh tiến hành xử lý toàn bộ số heo còn lại (20 con) đúng theo quy định. Đồng thời, khuyến cáo các hộ chăn nuôi tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh; thực hiện cách ly, hạn chế tối đa người lạ ra vào trại; thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng hàng ngày; tiêm phòng đầy đủ các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác. Đồng thời thực hiện Công văn số 1244/VPUBND-KT ngày 09 tháng 6 năm 2020 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tập trung phòng, chống bệnh Dịch tả heo Châu Phi tái phát và lây lan trên diện rộng, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu UBND Tỉnh văn bản về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả heo Châu Phi tái phát và lây lan trên diện rộng.

Về công tác tiêm phòng:

- Trên gia cầm: Lũy kế tiêm phòng cúm đợt I/2020 tiêm phòng được 442.910 con gà mũi 1, chiếm tỷ lệ 61,61% tổng đàn thuộc diện tiêm phòng; 470 con gà mũi 2, chiếm tỷ lệ 0,95 % tổng đàn thuộc diện tiêm phòng, 3.519.499 con vịt mũi 1, chiếm tỷ lệ 90,48% tổng đàn thuộc diện tiêm; 702.456 con vịt mũi 2, chiếm tỷ lệ 56,18% tổng đàn thuộc diện tiêm. Tiêm phòng cúm đợt II/2020 đến ngày 14/6/2020 thực hiện tiêm phòng được 9.159 con gà mũi 1, chiếm tỷ lệ 3,96% tổng đàn thuộc diện tiêm phòng, 697 con gà mũi 2, chiếm tỷ lệ 29,48% tổng đàn thuộc diện tiêm phòng, 57.213 con vịt mũi 1, chiếm tỷ lệ 6% tổng đàn thuộc diện tiêm, 2.850 con vịt mũi 2, chiếm tỷ lệ 39,7% tổng đàn thuộc diện tiêm.

- Trên gia súc:

Thời gian

Tổng đàn

Dịch tả heo

Tụ huyết trùng

Phó thương hàn

Tai xanh

SLTP
(con)

Tỷ lệ
(%)

SLTP
 (con)

Tỷ lệ
(%)

SLTP
 (con)

Tỷ lệ
(%)

SLTP
(con)

Tỷ lệ
(%)

Tháng 6/2020

   47.339

    25.034

52,88

  24.010

50,72

 24.122

50,96

  4.514

9,54

Về vệ sinh tiêu độc khử trùng: Lũy kế từ đầu năm đến nay, cấp phát và tiêu độc khử trùng được 61.815 lít Benkocid phục vụ công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường và khu vực chăn nuôi.

Đến thời điểm hiện tại tổng đàn gia súc của tỉnh là 118.711 con, trong đó đàn heo là 79.247 con, bò 37.228, trâu 2.236 con. Đàn gia cầm 6.784.871 con, trong đó đàn gà là 1.379.264 con, đàn vịt 5.405.607 con.

Về thực hiện tái cơ cấu ngành hàng vịt: Hiện tại toàn tỉnh có 05 THT với 22 thành viên chăn nuôi vịt hướng trứng an toàn sinh học với tổng đàn vịt là: 143.000 con, trong đó: đàn vịt đang đẻ trứng là 77.020 con với sản lượng trứng bình quân/đêm là 53.914 trứng. Tình hình liên kết tiêu thụ ngành hàng trứng vịt đến thời điểm hiện tại, các hộ chăn nuôi vịt đang đợi thương thảo hợp đồng từ phía công ty Ba Huân để tiến hành liên kết mua bán trứng. Giá bán trứng vịt bình quân khoảng 2.169 đồng/trứng, giảm 81 đồng/trứng so với tháng trước.

3. Về Thủy sản

Diện tích thả nuôi trong tháng là 422,8 ha. Trong đó, diện tích cá tra  107,25 ha; tôm 146,5 ha; cá khác 169,05 ha. Lũy kế diện tích nuôi thủy sản đến ngày 14/6/2020 là 5.219,88 ha. Trong đó, diện tích nuôi cá tra 1.576,45 ha; tôm 763,95 ha; cá khác 2.879,48 ha; lồng bè 3.744 chiếc.

Sản lượng thu hoạch đến ngày 14/6/2020230.596,82 tấn. Trong đó sản lượng: Cá tra 188.058 tấn; tôm 958,25; cá khác 23.672,57 tấn; lồng bè 17.908 tấn.

4. Về lâm nghiệp

Bảo vệ và phát triển rừng: Phân công lực lượng Kiểm lâm trực phòng cháy chữa cháy rừng tại Văn phòng Chi cục Kiểm lâm và 2 Hạt Kiểm lâm liên huyện; vận hành máy chữa cháy thường xuyên, bảo dưỡng các thiết bị chữa cháy đảm bảo hoạt động tốt; phối hợp Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an Tỉnh) tổ chức kiểm tra đột xuất đối với 03 đơn vị chủ rừng có nguy cơ cháy cao trên địa bàn tỉnh (rừng phòng hộ Biên giới Dinh Bà, Vườn Quốc Gia Tràm Chim, Dự án Hồ rừng).

Phòng cháy chữa cháy: Xây dựng cấp dự báo cháy rừng và thông báo rộng rãi trên Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp 1, Báo Đồng Tháp và gửi văn bản trực tiếp đến tất cả chủ rừng trên địa bàn tỉnh. Trong tháng không xảy ra cháy rừng.

Phát triển kinh tế từ rừng: Trong tháng diện tích rừng khai thác 6,41 ha tại rừng phòng hộ môi sinh Bắc Tháp Mười. Lũy kế từ đầu năm đến nay, diện tích rừng khai thác là 41,86 ha (trong đó: Trại thực nghiệm nông lâm nghiệp Động Cát 14,93 ha, rừng tràm Công an tỉnh 20,52 ha, rừng phòng hộ môi sinh Bắc Tháp Mười 6,41 ha), diện tích rừng mới trồng là 63,18 ha (rừng tràm Công an tỉnh).

5. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh tế tập thể

Trong tháng thành lập mới 03 Hợp tác xã. Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn toàn Tỉnh có: 168 HTXNN. Trong đó, có 165 HTX đang hoạt động, 03 HTX đang làm thủ tục giải thể; 932 THT, 106 trang trại (không tăng so với tháng trước).

6. Phát triển mô hình hội quán

Trong tháng có 02 hội quán thành lập mới. Hiện toàn tỉnh có 94 hội quán được thành lập với có 5.162 thành viên. Thành viên hội quán được thông tin về tình hình dịch bệnh Covid 19 trên thế giới và trong nước, tình hình nông sản trong và ngoài nước, các mô hình khởi nghiệp, mô hình sản xuất nông nghiệp mới hiệu quả trên địa bàn tỉnh. Các thành viên chia sẻ kinh nghiệm sản xuất theo hướng mới, đẩy mạnh sản xuất để phục hồi nền kinh tế sau thời kỳ chống dịch, kết nối doanh nghiệp với nông dân để liên kết sản xuất- tiêu thụ, hợp tác sản xuất theo hướng nông sản sạch, chất lượng, sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP đủ tiêu chuẩn vào các siêu thị và hướng đến xuất khẩu.

7. Xây dựng nông thôn mới

Đối với xã nông thôn mới: tính đến tháng 6/2020, toàn tỉnh78/117(đạt 66,66%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 2 xã so với tháng trước); 19 xã đạt từ 16 - 18 tiêu chí và 20 xã đạt từ 14 - 15 tiêu chí.

Đối với huyện đạt chuẩn nông thôn mới: Huyện Tháp Mười có 12/12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đã trình hồ sơ đề nghị xét công nhân huyện đạt NTM năm 2019 và ngày 26/2/2020, Đoàn Thẩm định của tỉnh đã tổ chức thẩm tra hồ sơ và khảo sát thực tế tại huyện Tháp Mười. Ngoài ra, Đoàn công tác Trung ương đã thẩm định hồ sơ và khảo sát thực địa về kết quả xây dựng nông thôn mới tại thành phố Cao Lãnh và thị xã Hồng Ngự.

8. Về Thủy lợi và đầu tư xây dựng các công trình trong nông nghiệp nông thôn

            Công trình vốn thủy lợi phí: Kế hoạch năm 2020 đầu tư 219 công trình các loại, chiều dài 392.792 m, khối lượng đào đắp 871.398 m3, tổng mức đầu tư 431.167 triệu đồng. Trong tháng thực hiện thêm 18 công trình các loại, chiều dài 24.844 m, khối lượng 68.722 m3, kinh phí thực hiện 12.513 triệu đồng, giải ngân 11.701 triệu đồng. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 8/6/2020 đang thực hiện 125 công trình các loại, chiều dài 145.449 m, khối lượng đào đắp 431.101 m3, kinh phí thực hiện 68.846 triệu đồng đạt 39% so vốn tỉnh phân bổ, giải ngân 39.476 triệu đồng đạt 22% so vốn tỉnh phân bổ.

Công trình vốn hỗ trợ phát triển đất trồng lúa: Kế hoạch đầu tư 154 công trình các loại, chiều dài 273.706 m, khối lượng đào đắp 374.773 m3, tổng mức đầu tư 555.679 triệu đồng. Trong tháng thực hiện thêm 8 công trình các loại, chiều dài 6.527 m, khối lượng 2.665 m3, kinh phí thực hiện 8.015 triệu đồng, giải ngân 17.588 triệu đồng. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 8/6/2020 đang thực hiện 84 công trình các loại, chiều dài 132.722 m, khối lượng đào đắp 106.852 m3, kinh phí thực hiện 56.059 triệu đồng đạt 25% so vốn tỉnh phân bổ, giải ngân 54.721 triệu đồng đạt 25% so vốn tỉnh phân bổ.

Về đầu tư xây dựng các công trình trong nông nghiệp nông thôn: Trong năm 2020 Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện nhiệm vụ Chủ đầu tư tổng 04 công trình chuyển tiếp 2019 với nguồn vốn kế hoạch được giao là 298.519,87 triệu đồng. Đến nay, tổng giá trị giải ngân là 20.004 triệu đồng, đạt 7% so với kế hoạch.

9. Công tác Thanh tra, kiểm tra:

Trong tháng thành lập đoàn kiểm tra 25 cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh, đoàn kiểm tra đã lấy mẫu kiểm tra chất lượng gồm: 24 mẫu phân bón, 12 mẫu thuốc bảo vệ thực vật, 15 mẫu thuốc thú y, 24 mẫu thức ăn chăn nuôi và đang chờ kết quả.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

- Tình hình bệnh trên các loại cây trồng vật nuôi trong tháng chỉ xảy ra nhỏ lẻ không đáng kể. Tuy nhiên, do hiện nay bắt đầu vào mùa mưa thời tiết diễn biến phức tạp tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh Dịch tả heo Châu Phi tái phát và dễ phát sinh một số bệnh trên các loại cây trồng vật nuôi khác.

            - Tình hình tiêu thụ các loại nông, lâm, thủy sản tăng so với tháng trước do hiện nay dịch bệnh Covid -19 đã được kiểm soát tốt, một số mặt hàng nông sản và trái cây có giá tăng trở lại do nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

            - Tiến độ giải ngân các công trình còn chậm do thủ tục đầu tư mất nhiều thời gian nên công trình chậm tiến độ so với kế hoạch.

III. PHƯƠNG HƯỚNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÁNG 7 NĂM 2020

- Thực hiện Công văn số 197/UBND-THVX ngày 05/5/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh, ổn định xã hội trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

- Xây dựng Đề án Nông nghiệp thông minh 2021-2030.

- Xây dựng kế hoạch: chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2021; kế hoạch đánh giá thực hiện Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2016 – 2020 và giải pháp cho giai đoạn 2021 – 2035.

- Triển khai Kế hoạch giám sát môi trường nước nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn huyện Tam Nông.

- Theo dõi, đôn đốc tiến độ các công trình xây dựng cơ bản.

- Thực hiện công tác xây dựng chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp.

- Tiếp tục theo dõi các ngành hàng chủ lực trong Đề án tái cơ cấu nông nghiệp.

- Hội nghị trực tuyến các chính sách nông nghiệp và PTNT.

- Tọa đàm kết nối giữa các nhà vườn Lai Vung trong việc sử dụng phân bón Hữu cơ theo định hướng Đề án khôi phục cây quýt hồng.

- Tiếp tục kiểm tra thực tế tại các huyện, thị xã, thành phố các vấn đề về nông nghiệp, phát triển nông thôn, xây dựng Nông thôn mới.

- Thông qua Chủ trương đầu tư và hỗ trợ cơ sở hạ tầng Dự án “Liên kết sản xuất cá tra giống chất lượng cao Cồn Chính sách, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp và Cồn Vĩnh Hòa, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.

- Trình thông qua Dự thảo Quyết định mật độ chăn nuôi; Nghị quyết quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi, vùng nuôi chim yến và các chính sách di dời ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi.

- Tiếp tục theo dõi tình hình dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi nhất là bệnh Cúm gia cầm, Dịch tả heo Châu Phi, tình hình tái đàn heo, tình hình tiêu thụ nông, lâm, thủy sản và công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh./.

Chi tiết mời xem Báo cáo: 1361/BC-SNN

Tuyết Khương