Xuất bản thông tin

null Cải thiện, nâng cao Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) của Sở Nông nghiệp và PTNT năm 2022

Chi tiết bài viết CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Cải thiện, nâng cao Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) của Sở Nông nghiệp và PTNT năm 2022

Với mục đích nâng cao chất lượng điều hành, quản trị và hành chính công của ngành; xây dựng nền hành chính minh bạch, liêm chính, chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả; nâng cao chất lượng phục vụ tổ chức, cá nhân của cán bộ, công chức, viên chức nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của người dân, doanh nghiệp đối với các lĩnh vực liên quan đến thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và PTNT; Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng cho các tổ chức, cá nhân. Tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) nhằm rút ngắn thời gian đi lại, tiết kiệm chi phí của tổ chức, cá nhân; tạo mọi điều kiện thuận lợi tốt nhất cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện giải quyết TTHC tại bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả của Sở ở Trung tâm kiểm soát TTHC và Phục vụ hành chính công của Tỉnh.

Ngày 30/6/2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch cải thiện nâng cao Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2022 với các nội dung cụ thể như sau:

- Công khai, minh bạch:  Tuyên truyền, triển khai các hình thức phù hợp như công khai số điện thoại, hộp thư điện tử của người đứng đầu đơn vị, thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với tổ chức, cá nhân; giải đáp kịp thời các thắc mắc phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân.

- Trách nhiệm giải trình với người dân: Tuyên truyền cho tổ chức, công dân biết về Tổng đài 1022, đây là nơi tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp có liên quan đến quá trình giải quyết thủ tục hành chính, các vấn đề về kinh tế - xã hội, dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích,…; Nâng cao trách nhiệm giải trình với người dân đối với các vấn đề dân sinh, các khúc mắc trong đời sống hng ngày; Thực hiện tốt chế độ tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân thông qua các buổi tiếp công dân định kỳ (đột xuất) theo quy định; nghiêm túc tiếp thu ý kiến phê bình, góp ý của tổ chức, cá nhân về công tác quản lý, điều hành, về thái độ và phong cách làm việc của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý; Thực hiện tốt Luật Khiếu nại, Luật tố cáo; Luật Tiếp công dân.

- Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công: Công bằng trong tuyển dụng nhân lực vào khu vực công: thực hiện việc tuyển dụng công chức, viên chức phải bảo đảm nguyên tắc: cạnh tranh, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật; Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; khắc phục tình trạng như: phải đưa tiền “lót tay” để xin được việc làm trong cơ quan Nhà nước; phải có mối quan hệ cá nhân thân quen với người có chức quyền mới xin được vào làm trong cơ quan Nhà nước; Quyết tâm phòng, chống tham nhũng và xử lý nghiêm túc vụ việc tham nhũng tại đơn vị.

- Thủ tục hành chính công: Thực hiện tốt việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành; Thực hiện tốt việc niêm yết công khai quy trình giải quyết các thủ tục hành chính và các mức phí, lệ phí phải nộp thuộc thẩm quyền quản lý của ngành; Tăng cường tuyên truyền về hiệu quả của công tác cải cách thủ tục hành chính; quan tâm hỗ trợ người dân tiếp cận, sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trong giải quyết thủ tục hành chính; Nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giải quyết thủ tục hành chính; Tiếp nhận, xử lý  kịp thời các phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức; Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính;- Thực hiện tốt việc gửi thư xin lỗi đối với những hồ sơ trễ hẹn và quá hạn (nếu có); Các tiêu chí cần quan tâm thực hiện:

Nguồn: 2253/KH-SNN

MV