Xuất bản thông tin

null Các giải pháp cải thiện chỉ số CCHC, chỉ số hài lòng của tổ chức, cá nhân năm 2022 của Sở Nông nghiệp và PTNT

Chi tiết bài viết CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Các giải pháp cải thiện chỉ số CCHC, chỉ số hài lòng của tổ chức, cá nhân năm 2022 của Sở Nông nghiệp và PTNT

Thực hiện Thông báo kết luận số 130/TB-VPUBND ngày 05/4/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thiện Nghĩa tại hội nghị trực tuyến công bố kết quả chỉ số CCHC, chỉ số hài lòng năm 2021 và triển khai nhiệm vụ CCHC năm 2022; căn cứ Quyết định số 231/QĐ-UBND-HC ngày 17/3/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt và công bố chỉ số đánh giá CCHC năm 2021 của các sở, ban ngành tỉnh và ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; căn cứ Báo cáosố 585/BC-SNN ngày 17/3/2022 của Sở Nội vụ về kết quả khảo sát đo lường sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2021.

Sở đã ban hành Kế hoạch số 1078/KH-SNN ngày 07/4/2022 về việc cải thiện chỉ CCHC, chỉ số số hài lòng của tổ chức, cá nhân trong năm 2022. Kế hoạch đã phân tích, chỉ rõ những hạn chế của từng nội dung tiêu chí, tiêu chí thành phần qua kết quả đánh giá của Tổ thẩm định điểm chấm điểm CCHC năm 2021; báo cáo cáo kết quả khảo sát đo lường sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối vợi sự phục vụ của ngành. Đồng thời xác định rõ trách nhiệm của Thủ trưởng các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở và từng công chức chuyên môn thuộc Văn phòng Sở trực tiếp tham mưu thực hiện công tác CCHC năm 2021.

Nhằm cải thiện chỉ số CCHC, chỉ số hài lòng của tổ chức, cá nhân năm 2022 của ngành; tiếp tục duy trì và phát huy những tiêu chí, tiêu chí thành phần đã đạt điểm tốt. Phấn đấu chỉ số CCHC của ngành năm 2022 đạt từ 80 điểm trở lên.

Thủ trưởng, công chức, viên chức các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở cần tập trung thực hiện tốt các nội dung trọng tâm sau:

- Tiếp tục xác định công tác CCHC là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và mang tính đột phá, góp phần quan trọng trong việc tạo dựng hình ảnh địa phương “Nghĩa tình - Năng động - Sáng tạo”; xây dựng chính quyền thân thiện, phục vụ, gần dân, sát dân, củng cố niềm tin, hướng đến sự hài lòng cao nhất của người dân, doanh nghiệp. Công tác CCHC cần sự phối hợp vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức phải thay đổi tư duy quản lý, cách nghĩ, cách làm so với trước đây, phải lấy người dân làm trọng tâm phục vụ, nói đi đôi với làm, giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng; không tự hài lòng, thỏa mãn với kết quả đạt được mà cần nhìn thẳng vào các mặt yếu kém, tồn tại, hạn chế để phấn đấu hơn nữa.

- Thường xuyên rà soát các nội dung đơn vị đã hoàn thành và chưa hoàn thành theo nhiệm vụ phân công cụ thể trong Kế hoạch số 128/KH-SNN ngày 14/01/2022 về CCHC của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2022 và các tiêu chí, tiêu chí thành phần trong nội dung chấm điểm theo Quyết định số 1399/QĐ-UBND-HC ngày 21/11/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chỉ số đánh giá cải cách hành chính đối với các sở, ban, ngành tỉnh và uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Đồng Tháp; các nội dung còn hạn chế qua ý kiến của tổ thẩm định kết quả công tác CCHC, chỉ số hài lòng của tổ chức, cá nhân năm 2021 của Sở.

- Bố trí công chức, viên chức trực tiếp tham mưu công tác CCHC tại đơn vị phải có một số kiến thức cơ bản về công tác CCHC và mang tính kế thừa; khi công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi vị trí việc làm có người tiếp cận hiểu về công tác CCHC.

- Nâng cao đạo đức công vụ gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, kịp thời thay thế, xử lý nghiêm những công chức, viên chức có biểu hiện quan liêu tiêu cực trong giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp. Kịp thời phát hiện và có giải pháp để ngăn chặn, đẩy lùi, dứt khoát không để xảy ra hiện tượng “cò mồi” trong giải quyết hồ sơ TTHC thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị quản lý làm mất niềm tin của người dân, doanh nghiệp.

- Thực hiện nghiêm, hoàn thành đúng thời gian quy định đối với các nhiệm vụ được UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Sở giao trên phần mềm giao nhiệm vụ.

- Tuyên truyền về công tác CCHC: cần tích cực hơn nữa trong tham mưu cho Sở các giải pháp, cách làm mới nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của người dân, doanh nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC: nộp hồ sơ giải quyết TTHC mức độ 3, 4, qua bưu chính công ích, mô hình hẹn giờ tại nhà người dân; hướng dẫn người dân nộp hồ sơ qua ứng dụng Zalo, qua Email,…; đề xuất các giải pháp, các làm mới trong công tác thẩm định nhằm hạn chế thấp nhất hồ sơ trả lại cho người dân và doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Trồng trọt và BVTV, Chăn nuôi Thú y và Thủy sản (theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh) trong điều kiện bình thường mới, thích ứng an toàn khi tình hình dịch Covid 19 còn đang diễn biến phức tạp.

- Nhằm giúp cho Sở tăng cường tỷ lệ hài lòng của tổ chức, cá nhân trong thực hiện giải quyết TTHC tại trung tâm KSTTHC và PVHCC tỉnh và đến trực tiếp liên hệ công việc thuộc lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT tại các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở: thủ trưởng các đơn vị cử công chức, viên chức chuyên môn tiếp tục phối hợp tốt với nhân viên bưu điện hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân chuẩn bị các điều kiện cần thiết khi đoàn đến thẩm định cấp giấy nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân không để tình trạng trễ hạn trong giải quyết TTHC trên phần mềm một cửa điện tử và trên văn bản giấy; hướng dẫn tận tình, nâng cao đạo đức, tác phong công vụ trong ứng xử, giao tiếp khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu đến liên hệ công việc thuộc lĩnh vực chuyên môn do các đơn vị phụ trách.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát và đi cơ sở để kịp thời phát hiện, xử lý các hiện tượng tiêu cực trong giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp; chủ động thiết lập các giao tiếp, lắng nghe thông tin nhiều chiều để nắm chắc tình hình, kịp thời xử lý các tình huống phát sinh, không để phát sinh “điểm nóng” trong ngành. Giải quyết các phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân kịp thời, đúng thời gian quy định .

- Các đơn vị có TTHC cấp huyện như Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Chăn nuôi Thú y và thủy sản, Chi cục Thủy lợi cần nghiên cứu tham mưu cho Sở quy trình giải quyết TTHC liên thông giữa tỉnh và cấp huyện.

- Cập nhật tham mưu cho Sở trình UBND tỉnh công bố kịp thời các TTHC sửa đổi bổ sung, thay thế, bãi bỏ thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị khi có các văn bản chỉ đạo của cấp trên, các quyết định công bố của các cơ quan chuyên ngành của Bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,.. công bố công khai, cập nhật kịp thời các TTHC lên cổng dịch vụ công.

- Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa TTHC; phân cấp trong giải quyết TTHC tham mưu cho Sở đạt chỉ tiêu theo quy định của Ủy ban nhân tỉnh giao cho ngành trong năm 2022.

Thủ trưởng các phòng chuyên môn đơn vị trực thuộc Sở: chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về việc tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, phân công, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công chức, viên chức thực hiện tốt các nội dung cụ thể trong trong Kế hoạch này và Kế hoạch 128/KH-SNN ngày 14/01/2022 của Sở về CCHC nhằm cải thiện chỉ số CCHC, chỉ số hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với ngành trong năm 2022.

Căn cứ vào kết quả thực hiện của từng đơn vị làm căn cứ để đánh giá xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở ; công chức Văn phòng Sở trong năm 2022.

                                               Tuyết Loan - Văn phòng sở Nông nghiệp và PTNT