Xuất bản thông tin

null Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp quí II/2022

TÁI CƠ CẤU NN Tin tức

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp quí II/2022

Chiều ngày 30/3/2022, Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức họp định kỳ quí I/2022 để đánh giá lại kết quả và đề ra nhiệm vụ cụ thể chi quí II/2022.

Dự và chỉ đạo Hội nghị có ông Lê Quốc Phong - Bí thư Tỉnh uỷ/Trưởng Ban Chỉ đạo Tỉnh, ông Huỳnh Minh Tuấn - Phó chủ tịch UBND Tỉnh/Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tỉnh, cùng các đồng chí là Uỷ viên Ban Chỉ đạo Tỉnh, Văn phòng Điều phối Tỉnh.

Qua báo cáo đánh giá của Văn phòng Điều phối Tỉnh, trong 03 tháng đầu năm 2022, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 250-KL/TU ngày 09/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh khoá XI về tiếp tục thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2025. Đến thời điểm hiện tại có 06/06 xã gửi hồ sơ xét công nhận xã đạt chuẩn NTM 2021; đối với xã đã đạt chuẩn NTM, việc duy trì và nâng chất các tiêu chí NTM mới cơ bản được thực hiện tốt, có 87/97 xã duy trì đạt 19/19 tiêu chí, 07 xã duy trì 18/19 tiêu chí, 03 xã duy trì 17/19 tiêu chí; có 11/17 xã đủ điều kiện xét công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2021; huyện Châu Thành, Lấp Vò đang hoàn chỉnh hồ sơ thông qua Ban Chỉ đạo Tỉnh để trình Bộ Nông nghiệp và PTNT xét, công nhận huyện nông thôn mới.

Luỹ kế, đến nay có 265 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao và 4 sao (Trong đó có 204 sản phẩm đạt 4 sao và 61 sản phẩm đạt 03 sao).

Ước GTSX nông, lâm, thủy sản (giá so sánh năm 2010) 3 tháng đầu năm 2022 đạt 14.836 tỷ đồng, bằng 100,9% kế hoạch quý I và chiếm 31,36% kế hoạch năm 2022 (giảm 1,18% so cùng kỳ, tương ứng 177 tỷ đồng). Giới thiệu tiềm năng nông nghiệp cho một số doanh nghiệp đến tìm hiểu, đầu tư tại Đồng Tháp như: Công ty TNHH De Heus, Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Tập đoàn Tân Long Group. Hợp tác xã nông nghiệp: Toàn tỉnh có 181 HTXNN, (trong đó, có 30  HTXNN được thành lập từ 31 mô hình Hội quán); Toàn tỉnh có 940 THT và có 41 trang trại.

Description: E:\Cong thong tin dien tu So\Dang tin bai\NAM 2022\QUI 2-2022\3. Tan Vuong\1. Hop BCĐ\Capture.JPG

Ông Lê Quốc Phong - Bí thư Tỉnh uỷ/Trưởng Ban Chỉ đạo Tỉnh
chỉ đạo tại Hội nghị

Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới và thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ông Lê Quốc Phong - Bí thư Tỉnh uỷ/Trưởng Ban Chỉ đạo Tỉnh đặt ra một số yêu cầu cho nhiệm vụ quí II, như:

Sớm kiện toàn lại Ban Chỉ đạo tỉnh, đồng thời ban hành Quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cho thành viên Ban Chỉ đạo gắn với từng địa phương để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025. Làm ngay việc xây dựng kế hoạch, chương trình truyền thông đến người dân; cập nhật kiến thức cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên về xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững; đồng thời bổ sung vào chương trình đào tạo cho cán bộ tại Trường Chính trị Tỉnh.

Trong xây dựng nông thôn mới, sớm tham mưu Ban Chỉ đạo ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (đạt chuẩn, nâng cao) tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025, từ đó tổ chức rà soát, đánh giá hiện trạng các xã đạt chuẩn NTM đến năm 2020; tham mưu ban hành Kế hoạch thực hiện củng cố và nâng chất tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2022-2025 và năm 2022 theo Bộ tiêu chí mới. Rà soát, đánh giá lại hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hoá cơ sở và môi trường nông thôn trong thực hiện tiêu chí nông thôn mới trong thời gian qua, đề xuất phương án điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới.

Trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu, sớm trình thông qua Tỉnh uỷ đối với Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, định hướng năm 2030; rà soát lại hiệu quả hoạt động của Tổ thông tin phân tích thị trường, chủ động hơn trong việc xây dựng các bản tin để kịp thời thông tin đến người dân; đa dạng hơn các bản tin, định hướng thị trường giúp người dân chủ động nắm bắt, điều chỉnh hành vi sản xuất; Xây dựng phương án cụ thể về truyền thông quảng bá và phát triển thị trường tiêu thụ cho sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP của tỉnh theo hướng chủ động hơn (đâu là thị trường truyền thống, thị trường tiềm năng, kênh thương mại điện tử,...). Tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trẻ cho hợp tác xã nông nghiệp của Tỉnh và thực hiện số hoá trong nông nghiệp...

Tấn Vương