Publicador de continguts

null Thị trường gạo tháng 7 năm 2020

Trang chủ Tin tức

Thị trường gạo tháng 7 năm 2020

Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo Việt Nam trong tháng 7/2020 đạt 479.633 tấn, đạt kim ngạch 232,144 triệu USD, tăng 6,5% về lượng và 2,2% về giá trị so với tháng 6/2020. Cộng dồn trong 7 tháng Việt Nam xuất được 4,001 triệu tấn gạo đạt kim ngạch 1,949 tỷ USD, tăng 0,6% về lượng và 13,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

Description: E:\Cong thong tin dien tu So\Dang tin bai\QUI 3-2020\13. Thong tin thi truong\7. Thị trường gạo tháng 7 năm 2020\H1.JPG

Về 05 thị trường xuất khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam trong tháng 7, đứng đầu là Philippines 119.374 tấn gạo (25%), Malaysia được 70.901 tấn (15%), Bờ Biển Ngà 50.986 tấn (11%), Ghana 42.339 tấn (9%), Trung Quốc 35.505 tấn (7%). Cộng dồn 7 tháng năm 2020, Philippines nhập khẩu 1,496 triệu tấn (37%), kế đến là Trung Quốc 493.000 tấn (chiếm thị phần 12% nếp là nhiều nhất gần 430.000 tấn), Malaysia 413.000 tấn (10%), Ghana 290.000 tấn (7%), Bờ Biển Ngà 264.000 tấn (7%) và Singapore 64.000 tấn (2%). Đáng chú ý trong nửa đầu năm 2020, nhiều thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh nhất như Senegal tăng gấp 19,6 lần. Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Indonesia cũng tăng gấp 2,8 lần so với cùng kỳ năm 2019. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, tháng 8/2020 Philippines dự kiến nhập khẩu 3 triệu tấn gạo, trong khi lượng gạo dự trữ đến tháng 6 chỉ còn 2,395 triệu tấn, thấp hơn 7,8% so với cùng kỳ năm 2019 là 2,598 triệu tấn.

Trung Quốc đang bị lũ lụt tồi tệ nhất trong 50 năm qua. Các nước nhập khẩu gạo đang lo là Trung Quốc tiến hành thu gom gạo. Năm ngoái, Trung Quốc nổi lên là nhà nhập khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, sau Philippines, với nhu cầu khoảng 2,5 triệu tấn. Giờ đây, nỗi lo nằm ở việc Trung Quốc sẽ nhập khẩu tăng bao nhiêu để hỗ trợ dân tiêu thụ. Nông dân Trung Quốc trồng lúa ở 13 tỉnh, bao gồm Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tây, An Huy, Giang Tô, Chiết Giang, Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Quý Châu, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Phúc Kiến. Hiện tại, tất cả các tỉnh này đều bị ảnh hưởng bởi lũ lụt vào các tháng 6 và tháng 7. Nông dân trồng lúa vào ba thời điểm khác nhau trong năm. Vụ sớm trồng cuối tháng 3, thu hoạch cuối tháng 6; vụ giữa trồng vào đầu tháng 5, thu hoạch vào cuối tháng 9; vụ muộn trồng cuối tháng 6, thu hoạch giữa tháng 10. Tuy nhiên, đợt mưa lũ vào tháng 6 và tháng 7 vừa qua đã ảnh hưởng đến cả ba vụ gieo trồng lúa.

Description: E:\Cong thong tin dien tu So\Dang tin bai\QUI 3-2020\13. Thong tin thi truong\7. Thị trường gạo tháng 7 năm 2020\H2.JPG

Dự báo trong thời gian tới, nguồn cung hết vụ đẩy giá gạo của Việt Nam lên mức cao nhất 8 năm. Không có giao dịch xuất khẩu mới do giá gạo Việt Nam cao. Giá gạo của Thái Lan cũng tăng lên 465 - 500 USD/tấn. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên mức cao nhất kể từ cuối năm 2011 trong tuần này, do nguồn cung bị hạn chế vì ảnh hưởng việc chống Covid-19 ở các trung tâm hàng đầu bao gồm Ấn Độ và Thái Lan. Giá gạo trắng 5% tấm của Việt Nam hôm thứ Năm đã tăng lên 480 - 490 USD/tấn từ 470 của tuần trước. Vụ thu hoạch hè thu đã kết thúc và các thương nhân không thể mua lúa từ Campuchia gần đây do biên giới với Campuchia vẫn đóng cửa, trong khi trước đây các thương nhân địa phương từng mua khoảng 1.000 tấn lúa/ngày từ Campuchia (Theo Bộ Nông Lâm Thủy Campuchia, 6 tháng đầu năm 2020 Việt Nam nhập 1,5 triệu tấn lúa của Campuchia đi qua biên giới 2 nước).

Dữ liệu giao nhận sơ bộ cho thấy 161.050 tấn gạo sẽ được giao tại cảng Thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 8 với hầu hết gạo được đi đến châu Phi và Cuba. Tuy nhiên, không có hợp đồng xuất khẩu mới nào được ký kết trong thời gian gần đây do gạo Việt Nam hiện đắt hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Nhà xuất khẩu hàng đầu Ấn Độ, loại gạo đồ 5% tấm được báo giá ở mức 382 - 387 USD/tấn trong tuần này, tăng so với mức 380 - 385 của tuần trước. Tuy nhiên, hầu hết các nhà máy xay xát gạo đang hoạt động cầm chừng do khan hiếm công nhân và bộc phát dịch Covid-19.

Tại Thái Lan, giá gạo trắng 5% tấm cũng tăng lên 465 - 500 USD/tấn từ mức 463 - 485 vào tuần trước, cùng với sự tăng giá của đồng baht. Lo ngại về nguồn cung đã khiến giá cao hơn nguồn cung mới tham gia thị trường từ lúa trái vụ ít.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Abdur Razzaque cho biết Bangladesh sẽ xem xét tác động của lũ lụt đối với sản lượng lúa gạo trước khi quyết định nhập khẩu gạo. “Hiện nay trong nước không sợ thiếu lương thực… Sẽ có quyết định nhập khẩu gạo nếu năng suất lúa không tốt và lũ lụt kéo dài”.

Cuối tháng 7, khách hàng Philippines tìm mua tiếp gạo thành phẩm OM5451 và thành phẩm OM 4218 Hè Thu, nhưng ký hợp đồng lượng ít. Khách nội đi Bắc và Trung mua nhiều gạo nguyên liệu OM 4218 và gạo Đài Thơm 8 vụ Hè Thu. Trước đợt thứ 2 bùng phát dịch bệnh Covid-19, khách Campuchia mua nhiều nếp An Giang và Long An, tấm nếp... Hiện nguồn cung nếp An Giang ít dần, dự kiến tháng 8 cạn nguồn tại vùng nếp Phú Tân (An Giang), một số nhà máy tranh thủ trữ lại đợi giá lên mới bán.

• Gạo nguyên liệu Đài Thơm 8 và OM 4218 có xu hướng tăng giá nhờ nhu cầu xuất khẩu tháng 8 và vận chuyển ra các tỉnh phía Bắc tranh thủ trữ lại do dịch COVID-19 đợt 2 và mùa mưa bão.

• Giá gạo nguyên liệu IR 50404 tăng do nguồn dự  trữ trong dân ít trong khi có nhu cầu đi Cuba và OM 5451 tăng nhờ nhu cầu mua gạo thơm xuất khẩu tháng 8.

• Lượng lúa tại Kiên Giang, An Giang về ít dần. Khoảng 1 tuần nữa có nguồn về từ Sóc Trăng, Bạc Liêu. Tính đến 30/7, ước tính Đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch được khoảng 70% tổng diện tích toàn vùng. Lúa hiện tại còn chủ yếu là OM5451 những chủng loại khác về lượng ít vì thương lái khó mua. Lúa Campuchia khó tiếp tục về khi hiện đang kiểm soát chặt dịch Covid-19 nên một số bến không có lúa về. Do đó giao dịch bị chậm và một số thương lái ngưng thu mua làm do giá lúa cao nên việc kinh doanh lúc này bị ảnh hưởng dịch COVID-19 làm phí logistic tăng.

Description: E:\Cong thong tin dien tu So\Dang tin bai\QUI 3-2020\13. Thong tin thi truong\7. Thị trường gạo tháng 7 năm 2020\H3.JPG

Ths. Nguyễn Phước Tuyên_Công ty An Điền