Xuất bản thông tin

null Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh (PCI) của Sở nông nghiệp và PTNT năm 2021

Trang chủ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh (PCI) của Sở nông nghiệp và PTNT năm 2021

Nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức ngành Nông nghiệp thực hiện chủ trương “Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”; nêu cao tinh thần, thái độ phục vụ doanh nghiệp, nhà đầu tư; không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng điều hành nhằm mục đích cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh vì sự phát triển của doang nghiệp, của ngành và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh (PCI) của đơn vị năm 2021 với các nhiệm vụ và giải pháp sau:

  1. Chỉ số chi phí gia nhập thị trường

- Phòng Kế hoạch - Tài chính: chủ trì phối hợp với các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở tiến hành rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực  Nông nghiệp và phát triển nông thôn; tham gia góp ý, bổ sung kịp thời văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý ngành, các văn bản của Tỉnh phù hợp với quy định của pháp luật thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đảm bảo đúng quy trình, tiến độ và thời gian quy định; rút ngắn thời gian các TTHC thuộc lĩnh vực đăng ký kinh doanh và đầu tư theo quy định.

2. Chỉ số tiếp cận đất đai

Phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp với các đơn vị có liên quan cung cấp thông tin về giá đất, giá đất tạm tính; cập nhật bổ sung kế hoạch sử dụng đất hàng năm để giới thiệu, thu hút đầu tư của doanh nghiệp.

3. Chỉ số tính minh bạch

- Phòng Kế hoạch - Tài chính chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan:

+ Thực hiện nghiêm quy định về đấu thầu, đảm bảo tỷ lệ lựa chọn nhà thầu qua mạng theo quy định  của Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT ngày 16/12/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

+ Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc kịp thời cung cấp thông tin, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp và người dân.

+ Tăng cường công tác kiểm tra công vụ, công tác phòng chống tham nhũng; công khai minh bạch trong chỉ đạo điều hành để hạn chế tối đa tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng “mối quan hệ” trong hoạt động kinh doanh.

+ Tiếp tục hoàn thiện, đổi mới, nâng cao chất lượng về nội dung, hình thức và khả năng tương tác trên trang thông tin điện tử của các sở; tăng cường cung cấp thông tin về địa chỉ truy cập đến doanh nghiệp.Thường xuyên cập nhật và phổ biến các thông tin về quy hoạch, kế hoạch sản xuất ngành nông nghiệp, các dự án kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp, cơ chế chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông.

+ Chủ động cập nhật các văn bản, cơ sở pháp lý liên quan hoạt động doanh nghiệp và cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp để tiếp cận, nắm bắt.

4. Chỉ số chi phí thời gian

- Phòng Kế hoạch -Tài chính chủ trì phối hợp với các đơn vị trực thuộc sở:

+ Chủ động cập nhật các văn bản, cơ sở pháp lý liên quan hoạt động doanh nghiệp và cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp để tiếp cận, nắm bắt. công khai thông tin, kịp thời, đầy đủ, rõ ràng các quy định, thủ tục hành chính (quy trình, các mẫu biểu,...), mức phí, lệ phí (nếu có) và thời gian giải quyết các loại  thủ tục; kiểm tra, giám sát việc hướng dẫn, giải quyết các thủ tục hành chính  liên quan đến doanh nghiệp, đảm bảo chất lượng, tiến độ và thời hạn trả kết quả đúng hoặc sớm hơn quy định.

+ Phối hợp với Bưu điện Tỉnh đẩy mạnh việc triển khai tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính qua dịch vụ Bưu chính công ích tạo thuận lợi, nhanh chóng cho người dân và doanh nghiệp.

+ Đẩy mạnh tuyên truyền về quy trình, thủ tục hành chính đảm bảo người dân, doanh nghiệp phải nắm rõ thành phần hồ sơ và quy trình thủ tục liên quan.

+ Tăng cường sự phối hợp trong việc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp; có biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa cán bộ, công chức lợi dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây bức xúc cho doanh nghiệp.

- Văn phòng Sở chủ trì phối hợp với các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc sở: Tiếp nhận và trả lời kiến nghị của người dân, doanh nghiệp thông qua Tổng đài 1022 nhanh chóng, có hiệu quả.

5. Chi phí không chính thức

- Văn phòng Sở chủ trì phối hợp với các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc sở:

+ Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác tham mưu, đề xuất thuộc lĩnh vực phụ trách tránh sự chồng chéo, đùn đẩy, tạo cơ hội hình thành các tiêu cực, nhũng nhiễu.

+  Thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao gây khó khăn cho doanh nghiệp; chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức chính trị, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhất là những người trực tiếp giải quyết các thủ tục cho doanh nghiệp.

+ Rà soát lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức kịp thời phát hiện và thay thế những người kém phẩm chất, yếu năng lực, có hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

+ Tăng cường công tác phòng và chống tham nhũng; kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước, tăng cường kỷ luật kỷ cương, nâng cao đạo đức công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thật sự trong sạch, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu công tác.

+ Đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ công mức độ 3, 4 liên quan đến doanh nghiệp; thường xuyên cập nhật, công khai đầy đủ thông tin trên các Trang thông tin điện tử sở.

6. Chi phí cạnh tranh bình đẳng

Phòng Chuyên môn, các đơn vị trực thuộc sở:

+ Tiếp tục tham mưu cho sở thực hiện hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong phạm vi quản lý chuyên môn của ngành; công khai, minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, cơ chế chính sách đầu tư vào lĩnh vực Nông nghiệp nhằm tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

+ Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng “mối quan hệ” để có được những ưu đãi đặc biệt, chính sách riêng (hợp đồng kinh tế; khai thác tài nguyên; đấu thầu, chỉ định thầu; giao, cho thuê đất đầu tư, sản xuất kinh doanh…) gây bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

7. Chỉ số tính năng động

- Phòng Chuyên môn, các đơn vị trực thuộc Sở:

+ Chủ động giải quyết công việc theo thẩm quyền; không đùn đẩy trách nhiệm. Phát huy tính năng động, sáng tạo của lãnh đạo các cấp trong thực thi các chính sách pháp luật nhằm hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp.

+  Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tháo gỡ khó khăn, tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Tỉnh; đảm bảo sự nhất quán trong thực hiện chủ trương, chính sách trong toàn ngành.

+ Chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc giải quyết các yêu cầu, đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp.

+ Tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương “đồng hành cùng doanh nghiệp”; tăng cường tiếp xúc, đối thoại với doanh nghiệp qua nhiều kênh giao tiếp, nhằm lắng nghe ý kiến đề xuất, kịp thời giải quyết phản ánh, kiến nghị của nhà đầu tư, doanh nghiệp một cách thiết thực, hiệu quả.

8. Chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp

- Phòng Chuyên môn, các đơn vị trực thuộc sở:

+ Phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường; đẩy mạnh kết nối cung cầu để tiêu thụ sản nông sản; hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, tiêu thụ nông sản của Tỉnh.

+ Tiếp tục đẩy mạnh công tác hỗ trợ cung cấp thông tin, kiến thức về khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ, máy móc thiết bị, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đến các doanh nghiệp.

9. Chỉ số Đào tạo lao động

- Chi cục Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp các đơn vị trực thuộc Sở:

+ Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn; xây dựng nội dung, chương trình đào tạo phù hợp nhằm nâng cao kỹ năng, tay nghề cho người lao động, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

+ Tăng cường kết nối giữa người lao động với doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp để nắm bắt nhu cầu lao động của doanh nghiệp; phát triển hệ thống tin thị trường lao động, việc làm, thông tin cung - cầu nhân lực.

10. Chỉ số thiết chế pháp lý

Các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đa dạng hoá hình thức phổ biến kiến thức về chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp cho cộng đồng doanh nghiệp.

Căn cứ nội dung kế hoạch này, giao Thủ trưởng các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở theo nhiệm vụ được phân công; thực hiện chế độ kiểm tra định kỳ 6 tháng để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đôn đốc việc việc thực hiện tại đơn vị./.

Nguồn:2360/KH-SNN

Tuyết Loan