Xuất bản thông tin

null 09 nhiệm vụ trọng tâm ngành nông nghiệp năm 2023

Trang chủ Tin tức

09 nhiệm vụ trọng tâm ngành nông nghiệp năm 2023

Nhằm chủ động triển khai nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2023 và chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh khoá XI thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngày 08/3/2023 Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Văn bản về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm ngành nông nghiệp năm 2023.

Description: E:\Cong thong tin dien tu So\Dang tin bai\NAM 2023\QUI 1-2023\7. Hoang Anh\10. Nhiem vu trong tam nganh nn\hinh.jpg

Thứ nhất, tiếp tục lan tỏa sâu sắc hơn và cụ thể hơn trong “chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp ”; trong “chuyển từ tăng trưởng đơn giá trị sang tăng trưởng tích hợp đa giá trị ”.

Tập trung triển khai Kế hoạch Tái cơ cấu các ngành hàng chủ lực . Theo đó, trọng tâm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh nông lâm thuỷ sản. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp và nông thôn; từng bước chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; thúc đẩy gia tăng mạnh cả về quy mô và giá trị của ngành hàng. Tiếp tục thực hiện các giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi sang các loại cho giá trị cao; mở rộng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị.

Thực hiện các chiến lược phát triển ngành hàng  theo hướng tích hợp đa giá trị, tăng hàm lượng khoa học công nghệ. Tăng cường công tác khoa học công nghệ và khuyến nông; phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với chiến lược phát triển và định hướng tái cơ cấu ngành hàng chủ lực và ngành hàng tiềm năng của các địa phương; nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm. Phát triển nông sản an toàn, nông sản hữu cơ  gắn chứng nhận mã số vùng trồng, vùng nuôi với truy xuất nguồn gốc.

Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành Công nghiệp gia tăng năng lực sản xuất của ngành chế biến. Vận dụng linh hoạt các chính sách hỗ trợ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia các chương trình đổi mới công nghệ chế biến nông sản, thuỷ sản và kết nối với các vùng nguyên liệu theo chuỗi giá trị ngành hàng. Hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến về bao bì, nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn về an toàn để đáp ứng các điều kiện phân phối vào các chuỗi siêu thị, hệ thống bán lẻ.

Tổ chức quán triệt trong đội ngũ công chức, viên chức, người lao động hiểu rõ về chủ trương “chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp”, “chuyển từ tăng trưởng đơn giá trị sang tăng trưởng tích hợp đa giá trị”.

Ưu tiên nguồn lực và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, về đa dạng sinh học, về truyền thống sản xuất nhằm hiện thực hoá mục tiêu “phát triển ngành hàng chủ lực gắn với giảm giá thành, tăng giá trị trên cùng đơn vị sản xuất; mở rộng quy mô vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn gắn với phát triển du lịch sinh thái góp phần tạo giá trị mới trong sản xuất và phát triển “nông nghiệp bền vững” phát triển đội ngũ “nông dân chuyên nghiệp” thích ứng kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải góp phần nâng cao thu nhập người dân khu vực nông thôn tiệm cận với thu nhập bình quân chung của Tỉnh”.

Thứ hai, Chuẩn hoá quy trình quản lý và sản xuất. Rà soát, cập nhật các quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư, quy trình giải quyết thủ tục hành chính, quy trình trong hoạt động quản lý chuyên ngành, hoạt động sản xuất  sao cho phù hợp công nghệ mới, chuyển đổi số và theo hướng công khai, minh bạch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tiếp cận .

Thứ ba, Hỗ trợ, phát triển tư duy kiến tạo và khởi tạo trong nông nghiệp. Tham mưu cơ chế chính sách hỗ trợ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp trong thời gian tới. Theo đó, nội dung chính sách mới cần chú trọng giải quyết các nút thắt, điểm nghẽn về cơ chế thị trường, huy động sự tham gia của doanh nghiệp, của xã hội và đối tượng thụ hưởng, đồng thời phục vụ mục tiêu hợp tác, liên kết và hình thành chuỗi ngành hàng.

Thứ tư, Thực hiện chủ trương tri thức hoá nông dân, hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp. Phối hợp các viện, trường, nhà khoa học chuyên gia trong và ngoài ngành, các cơ quan truyền thông thực hiện chương trình huấn luyện nông dân tiếp cận tư duy kinh tế nông nghiệp, tư duy thị trường, thương mại điện tử, kỹ năng làm nông mới kết hợp kỹ năng làm du lịch nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, sớm nghiên cứu đề xuất xây dựng các khung đề cương (bộ tiêu chí) làm cơ sở các ngành, địa phương triển khai thực hiện và đánh giá kết quả (lượng hoá) thực hiện mục tiêu tri thức hoá người nông dân.

Xây dựng các chuyên mục, chuyên đề giới thiệu, cập nhật kiến thức, kỹ năng, thông tin thị trường,… đến người nông dân theo hướng đa dạng hình thức tiếp cận, “mưa dầm thấm sâu”, thường xuyên, liên tục cập nhật nội dung mới theo từng chuyên đề thiết thực.

Thứ năm, Phát triển Chiến lược khoa học công nghệ trong sản xuất. Chú trọng công tác nghiên cứu, thực nghiệm, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất. Theo đó, chú trọng công tác chuyển giao khoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ, sử dụng các chế phẩm sinh học, hữu cơ… đến người sản xuất. Nghiên cứu, đề xuất quy trình thay thế phân thuốc vô cơ trong quy trình sản xuất giúp giảm chi phí, giảm phát thải ra môi trường; nghiên cứu nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, bảo quản và chế biến nông sản và ưu tiên các đề tài khoa học công nghệ gắn trực tiếp với nhu cầu của người sản xuất, các hợp tác xã, doanh nghiệp.

Thứ sáu, Tạo sự chuyển động mạnh mẽ trong vận hành bộ máy. Triển khai các giải pháp để bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; xây dựng cơ chế, chính sách cải thiện điều kiện và môi trường làm việc, sớm khắc phục tâm lý né tránh, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức và tình trạng công chức, viên chức xin nghỉ việc.

Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức gắn liền với rà soát, đánh giá, xây dựng quy hoạch cán bộ. Tập trung nâng cao đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, văn hóa công sở .

Tổ chức thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng nhất là khen thưởng đột xuất đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích điển hình, nổi bật nhằm kịp thời khuyến khích, động viên tinh thần trong các tầng lớp Nhân dân tích cực thi đua lập thành tích trên các lĩnh vực, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp.

Thứ bảy, Khẩn trương đưa chuyển đổi số vào quy trình quản lý và tổ chức sản xuất một cách thực chất, hiệu quả, tiết kiệm, gắn với kêu gọi sự hỗ trợ, tư vấn của các doanh nghiệp, hiệp hội công nghệ thông tin chuyên nghiệp.

Tập trung tuyên truyền và phát triển hoàn thiện, đưa nền tảng nông nghiệp nghiệp số vào hoạt động góp phần nâng cao năng lực quản lý ngành, giúp người sản xuất thuận tiện trọng việc tiếp cận thông tin về thị trường khoa học và công nghệ,…

Tiếp tục theo dõi và đôn đốc việc khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình Làng thông minh phát triển từ mô hình hội quán nông dân tại tỉnh Đồng Tháp”.

Thứ tám. Nâng cao chất lượng đào tạo theo tư duy mở của các Viện, Trường. Triển khai hiệu quả Đề án thí điểm mô hình đào tạo hệ Trung cấp lĩnh vực nông nghiệp chất lượng cao cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Thứ chín. Xây dựng, tạo điều kiện hỗ trợ và phát triển hệ sinh thái nông nghiệp. Nghiên cứu, đề xuất cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước với nhà khoa học, với nhà doanh nghiệp, với nhà nông. Theo đó, giúp các đơn vị tham gia vào chuỗi sản xuất gắn kết với nhau, dễ dàng trao đổi và tiếp nhận thông tin đa chiều liên quan đến hoạt động quản lý, điều hành tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản.

Nguồn: 244/UBND-KT

HA