Xuất bản thông tin

null Tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp năm 2022 nhiều khởi sắc

Trang chủ Tin tức

Tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp năm 2022 nhiều khởi sắc

Qua đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2022 cho thấy hoạt động sản xuất nông, lâm, thuỷ sản năm tiếp tục phục hồi và tăng trưởng khá sau đại dịch Covid-19, đã góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm, thuỷ sản ước tăng 3,52% so thực hiện năm 2021.

Một vài chỉ tiêu quan trọng của Đề án có kết quả đáng ghi nhận:Giá trị sản xuất khu vực nông, lâm, thủy sản (giá so sánh năm 2010) ước đạt 47.320 tỷ đồng, bằng 100,02% kế hoạch năm và tăng 3,82% so năm 2021 (tương ứng tăng 1.742 tỷ đồng). Ứớc giá trị tăng thêm toàn ngành đạt 20.520 tỷ đồng; tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động giảm xuống còn 46,5% (giảm 1,6% so với năm 2021) trong tổng số lao động xã hội. Đến ngày 31/12/2022 đã tổ chức thành lập mới 07 HTX nông nghiệp, đạt 100% Kế hoạch, nâng tổng số HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh là 183 HTX nông nghiệp. Trong đó, có 32 HTX nông nghiệp được thành lập từ 33  Hội quán. Có 100% cán bộ HTX nông nghiệp được đào tạo các kỹ năng lập kế hoạch, quản trị, tiếp cận thị trường, phát huy mô hình Hội quán. Ngoài ra, năm 2022, trên địa bàn tỉnh có 869 vùng trồng (cây ăn trái, rau màu, lúa) với diện tích 60.358 ha được duy trì, cấp mới mã số vùng trồng phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Description: E:\Cong thong tin dien tu So\Dang tin bai\NAM 2023\QUI 1-2023\6. Tan Vuong\New folder\Capture.JPG

05 ngành hàng chủ lực trong Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp

Các ngành hàng chủ lực của Tỉnh (lúa gạo, xoài, sen, hoa kiểng và cá tra) đã tổ chức lại sản xuất bài bản, từng bước thay đổi phương thức sản xuất theo tư duy “kinh tế nông nghiệp”, kiên trì với định hướng phát triển vùng sản xuất tập trung gắn liên kết chuỗi giá trị, phát triển đồng bộ hạ tầng sản xuất gắn với ứng dụng công nghệ cao, giảm giá thành sản xuất,...có nhiều sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 03 - 04 sao từ các ngành hàng chủ lực. Trong đó, ngành hàng cá tra xuất khẩu của tỉnh tận dụng tốt cơ hội để vươn lên mạnh mẽ trong năm 2022 (kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2022 đạt 985,48 triệu USD, tăng cao hơn 271 triệu USD so với năm 2021).

Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đến nay, đã có hơn 400 sản phẩm của 82 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã được kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử. Hiện có hơn 150 sản phẩm của Đồng Tháp đã có mặt tại các siêu thị như: Co.opmart, Big C, Satra, Lotte, Aeon, Vinmart, MM Mega martket,… các sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao đến 4 sao được quảng bá chính thức trên sàn giao dịch thương mại điện tử lớn như: Tiki, Lazada, Shopee,Voso, Sendo, Postmart.

Bước đầu triển khai chuyển đổi số ngành nông nghiệp, đã phối hợp Công ty cổ phần RYNAN Technology Việt Nam ứng dụng công nghệ số thiết lập, cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đáp ứng yêu cầu quản lý tình hình sản xuất trồng trọt, kết nối nhiều doanh nghiệp / cơ sở liên kết tiêu thụ sản phẩm vùng trồng trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2022, có 689 vùng trồng với diện tích 54.985,21 ha được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Lũy kế đến cuối năm 2022, toàn tỉnh hiện có 833 vùng trồng với diện tích 59.581,21 ha được cấp mã số vùng trồng phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc, Úc, Hoa Kỳ, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Nga, Singapore, Malaysia, UAE.

Một trong những điểm khởi sắc trong năm 2022, đó là toàn tỉnh có thêm 18 mô hình sản xuất tiên tiến được nhân rộng, trong đó, có 06 mô hình được đánh giá cao về mặt kỹ thuật và mang lại hiệu quả kinh tế, các mô hình nông nghiệp gắn với việc khuyến khích nông dân sản xuất nông nghiệp phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của địa phương thông qua hỗ trợ xây dựng các mô hình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ, lồng ghép xây dựng các mô hình sản xuất theo quy trình an toàn, phát triển bền ững, thích ứng với biến đổi khí hậu, mang lại hiệu quả tích cực (điển hình như: mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn SRP; mô hình liên kết, cơ giới hoá sản xuất lúa giống gắn với truy xuất nguồn gốc; mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu; mô hình thâm canh xoài theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ; mô hình sản xuất Sen gắn với phát triển du lịch sinh thái theo chuỗi giá trị; mô hình chăn nuôi heo giống sinh sản, theo hướng an toàn sinh học gắn liên kết tiêu thụ; mô hình Trồng nấm Bào ngư tại vườn ươm khởi nghiệp nông nghiệp và Phát triển sản phẩm OCCOP,…).

Qua đó cho thấy năm 2022, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới tiếp tục đà hồi phục, nhiều quốc gia đã mạnh dạn mở cửa, chuỗi cung ứng toàn cầu bắt đầu được khơi thông, các hoạt động sản xuất được đẩy mạnh. Tuy nhiên, giá vật tư đầu vào sản xuất tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp và sâu rộng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn của Tỉnh. Nhưng nhờ sự quyết tâm trong công tác chỉ đạo, sự chủ động trong phối hợp, sự nỗ lực trong triển khai thực hiện của tập thể cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức, người lao động ngành nông nghiệp (từ tuyến tỉnh đến huyện và tuyến xã) cùng sự đồng hành của doanh nghiệp và hưởng ứng tích cực của người sản xuất và Doanh nghiệp đã góp phần thúc đẩy hoạt động tái cơ cấu nông nghiệp của Tỉnh tiếp tục có bước tiến mạnh mẽ.

Nguồn Báo cáo số 182/BC-SNN

T.V