Xuất bản thông tin

null Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP giai đoạn 2021-2025

Trang chủ Tin tức

Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP giai đoạn 2021-2025

Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 Phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025. Ngày 31/12/2022, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch 124/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mỗii xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025.

Thông qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn phù hợp, bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Description: E:\Cong thong tin dien tu So\Dang tin bai\NAM 2023\QUI 1-2023\4. M Thuong\2. KH thuc hien chuong trinh moi xa mot san pham 2021-2025\Capture.JPG

Hình ảnh sản phẩm OCOP tham gia trưng bày giới thiệu quảng bá sản phẩm

Các mục tiêu cụ thể, gồm: 

- Duy trì, củng cố các sản phẩm đạt chứng nhận 3 sao, 4 sao. Phấn đấu có thêm ít nhất 150 sản được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó phấn đấu 15 sản phẩm có tiềm năng đạt 05 sao (từ 90 đến 100 điểm) đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP Quốc gia;

- Phấn đấu củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng;

- Ưu tiên phát triển các HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phấn đấu ít nhất có 40% chủ thể OCOP là HTX, 30% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Có ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định; trong đó ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng;

- Phấn đấu có ít nhất 50% làng nghề, làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của địa phương;

- Phấn đấu tỷ lệ lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ phù hợp làm việc tại các chủ thể OCOP đạt tối thiểu 20%; phấn đấu có ít nhất 40% chủ thể OCOP là nữ;

-  Phấn đấu có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử…)  100% sản phẩm OCOP[1] đáp ứng tiêu chí 3 sao của tỉnh được đưa lên sàn TMĐT Postmart.vn và Voso.vn; Phấn đấu có 01 quầy giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm OCOP/điểm du lịch lớn của Tỉnh; Hình thành Khu trưng bày, giới thiệu và phát triển sản phẩm OCOP của Tỉnh trong Không gian Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo tỉnh Đồng Tháp”;

- Phấn đấu tham gia Diễn đàn hợp tác quốc tế mỗi làng/xã một sản phẩm được tổ chức ít nhất 01 lần/năm nhằm nâng cao và khẳng định thương hiệu OCOP Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

Sản phẩm tham gia Chương trình OCOP bao gồm các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ du lịch có nguồn gốc địa phương, có đặc trưng về giá trị văn hóa, lợi thế của địa phương. Theo Kế hoạch Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ được phân theo 6 nhóm, gồm:

(1) Nhóm thực phẩm, gồm: nông, thủy sản tươi sống; nông, thủy sản sản sơ chế, chế biến và các thực phẩm khác.

(2) Nhóm đồ uống, gồm: đồ uống có cồn; đồ uống không cồn.

(3) Nhóm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu, gồm: thực phẩm chức năng, thuốc từ dược liệu, thuốc Y học cổ truyền, mỹ phẩm có thành phần từ thảo dược; và các loại dược liệu khác.

(4) Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ, gồm: các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại, gốm sứ, dệt may,… làm đồ lưu niệm, đồ trang trí, đồ gia dụng.

(5) Nhóm sinh vật cảnh, gồm: hoa, cây cảnh, động vật cảnh.

(6) Nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch.

Kế hoạch đề ra 7 nội dung và nhiệm vụ trọng tâm gồm: 1. Tổ chức sản xuất gắn với phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng; 2. Chuẩn hóa quy trình, tiêu chuẩn và phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế về điều kiện sản xuất và yêu cầu thị trường;        3. Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động cho các chủ thể OCOP; 4. Quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu; 5. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát sản phẩm OCOP; 6. Nâng cao năng lực hệ thống hỗ trợ triển khai Chương trình;             7. Tăng cường chuyển đổi số

Đồng thời cũng đề ra 9 giải pháp thực hiện Chương trình: 1.Tuyên truyền, nâng cao nhận thức; 2. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ; 3. Tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực; 4. Tổ chức triển khai Chu trình OCOP thường niên; 5. Giải pháp về khoa học công nghệ; 6. Huy động nguồn lực; 7. Tăng cường vai trò của cộng đồng trong phát triển sản phẩm OCOP; 8. Tăng cường hợp tác quốc tế; 9. Đề xuất xây dựng và triển khai các đề án, dự án ưu tiên.

Kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, thay thế Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 14/4/2021 của UBND tỉnh Đồng Tháp./.

Nguồn: Kế hoạch 432/KH-UBND

           

                                                                                                                        Mộng Thường